0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 27/02/2024 10:28 (GMT+7)

Các ví điện tử chưa thoát khỏi cuộc đua tiêu vốn, mở cơ hội đón nhà đầu tư nước ngoài

Theo dõi KT&TD trên

Bất chấp những con số tăng trưởng ấn tượng, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến vẫn chưa thoát khỏi cuộc đua đốt vốn để nắm bắt và giữ chân khách hàng. Tình hình này tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu và đầu tư vào thị trường.

'Đốt tiền' để giữ chân khách hàng

Ví điện tử là một trong các dịch vụ trung gian thanh toán, bên cạnh các dịch vụ khác như cổng thanh toán, chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử, hỗ trợ thu hộ - chi hộ, theo Luật Ngân hàng Nhà nước 2010.

Lượng ví điện tử tiếp tục tăng mạnh nhờ duy trì đà tăng trưởng tốt thời gian qua. Giai đoạn 2018-2023, số lượng và giá trị giao dịch thông qua ví điện tử liên tục đạt mức tăng trưởng hai con số, với tốc độ hàng năm lần lượt là 80,4% và 83,5%.

FiinGroup đánh giá dù thị trường đông đúc với 50 công ty dịch vụ trung gian thanh toán, lượng người dùng ví điện tử tại Việt Nam chỉ tập trung ở vài ông lớn, đặc biệt là Momo, Shopee Pay và VNPay.

Các ví điện tử vẫn chưa thoát khỏi cuộc đua tiêu vốn để giữ chân khách hàng

Nhiều người dùng yêu thích thanh toán bằng ví điện tử do các khoản giảm giá và phiếu thưởng hấp dẫn mà họ nhận được. Người dùng có xu hướng quan tâm đến các chương trình khuyến mãi, sau đó chuyển sang một nhà cung cấp khác. Điều này đòi hỏi các nỗ lực quảng bá liên tục của ví điện tử và cổng thanh toán, dẫn đến gánh nặng chi phí rất lớn cho các công ty này. Do đó, các nhà cung cấp hàng đầu với hàng triệu người dùng như Momo hoặc Shopee Pay tiếp tục lỗ, bất chấp tăng trưởng doanh thu ròng.

MoMo hiện chiếm tới 68% thị phần ví điện tử tại Việt Nam, theo Decision Lab, nhưng cũng là ví điện tử lỗ nhiều nhất. Năm 2020 và 2021, lợi nhuận sau thuế MoMo ghi nhận âm khoảng 880 tỷ đồng. Con số này tăng 30% vào năm 2022, âm gần 1.150 tỷ đồng.

Tương tự, ZaloPay chiếm 53% nhưng ghi nhận âm gần 680 tỷ đồng năm 2020. Mức lỗ tiếp tục tăng 82,5% vào năm 2021 và tăng thêm 6,5% vào năm 2022, âm hơn 1.300 tỷ đồng.

Còn ShopeePay hiện chiếm 25% thị phần nhưng trong năm 2020 âm hơn 100 tỷ đồng, 2021 âm 380 tỷ đồng và năm 2022 âm hơn 200 tỷ đồng.

Trái ngược với những “ông lớn”, những “ông nhỏ” có doanh thu khiêm tốn lại đạt mức lợi nhuận dương. Payoo duy trì lợi nhuận tăng trong 3 năm liên tiếp (160 tỷ đồng năm 2020, 220 tỷ đồng năm 2021 và chạm mốc 226 tỷ đồng năm 2022). NextPay đạt lợi nhuận năm 2020 đạt gần 66 tỷ đồng, tăng lên 90 tỷ đồng năm 2021, và năm 2022 đạt hơn 165 tỷ đồng. Vimo lợi nhuận hơn 36 tỷ đồng năm 2020, giảm nhẹ vào năm 2021 nhưng đến năm 2022 đạt hơn 150 tỷ đồng.

Nỗ lực phát triển đa dạng dịch vụ thu hút người dùng

Tuy nhiên, sự cạnh tranh lâu dài trong thị trường ví điện tử dự báo chuyển từ cuộc đua đốt tiền làm khuyến mãi sang so kè công nghệ, tính toàn diện của hệ sinh thái, trải nghiệm khách hàng và đa dạng hóa doanh thu qua các dịch vụ tài chính bổ sung.

Hiện ví điện tử hàng đầu Momo cho thấy tham vọng trở thành siêu ứng dụng bằng cách chủ động đa dạng hóa các đối tác liên kết và dòng dịch vụ thông qua M&A và đầu tư vào các công ty khởi nghiệp hoặc công ty khác. Mới đây, kỳ lân này đã mua lại công ty chứng khoán - CVS, để lấn sân sang lĩnh vực đầu tư.

ShopeePay khai thác thế mạnh hợp tác thương mại điện tử, còn VNPay tập trung vào thế mạnh cốt lõi là cổng thanh toán tại các cửa hàng bán lẻ địa phương và mạng lưới đối tác toàn quốc.

Hiện những công ty lớn như Momo, VNPay, Zalo Pay, Shopee Pay cùng với một số công ty nhỏ hơn có giấy phép hoạt động đang thống trị thị trường, nhưng phải đối mặt với thách thức trong hoạt động hiệu quả. Tình hình này tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu và đầu tư vào thị trường.

Các ví điện tử vẫn chưa thoát khỏi cuộc đua tiêu vốn để giữ chân khách hàng

Dẫu vậy, thị trường thanh toán điện tử vẫn là thị trường đông đúc với 50 người chơi. Sự chấp nhận thanh toán kỹ thuật số ngày càng tăng của người tiêu dùng Việt Nam đang thúc đẩy thị trường dịch vụ trung gian thanh toán (IPS) năng động trở nên nổi bật. Số lượng giao dịch và giá trị giao dịch qua ví điện tử liên tục đạt mức tăng trưởng hai con số với tốc độ CAGR lần lượt là 80,4% và 83,5% trong giai đoạn 2018-2023.

Vì vậy, theo FiinGroup, các nhà đầu tư nước ngoài có thể chọn thâm nhập thị trường Việt Nam bằng cách mua cổ phần của các công ty hoạt động lâu đời có cơ sở người dùng tích cực thay vì thành lập tổ chức thanh toán trực tuyến 100% vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm thủ tục cấp phép kéo dài và những nỗ lực cần thiết để xây dựng kết nối ngân hàng địa phương.

Các quy định hiện hành không cho thấy hạn chế nào về sự tham gia của vốn nước ngoài trong lĩnh vực thanh toán điện tử. Mặc dù việc thành lập tổ chức IPS 100% vốn đầu tư nước ngoài có thể đặt ra những thách thức trong việc xây dựng mối liên hệ với các ngân hàng trong nước và thủ tục kéo dài để có được giấy phép, cách tiếp cận phù hợp nhất để các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam là thông qua việc mua cổ phần của các ngân hàng hoạt động lâu đời.

Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng mua cổ phần của các nhà cung cấp IPS trong nước. Cụ thể, VNPay được cho là thuộc sở hữu của VNLife, pháp nhân đang được khối ngoại nắm giữ tới 49,72% cổ phần. NTT DATA ASIA PACIFIC, doanh nghiệp Nhật Bản, đang nắm giữ tới hơn 87,03% cổ phần tại VietUnion, doanh nghiệp vận hành ví điện tử Payoo. Tỷ lệ sở hữu của khối ngoại tại MoMo tính đến tháng 9 năm ngoái là 71,214 %...

Việc gia nhập của các dòng vốn ngoại dự kiến sẽ đưa cuộc cạnh tranh cuộc cạnh tranh dài hạn của các ví điện tử chuyển trọng tâm từ khuyến mãi sang tiến bộ công nghệ, hệ sinh thái toàn diện, trải nghiệm khách hàng và đa dạng hóa nguồn doanh thu thông qua các dịch vụ tài chính bổ sung.

Một số ví đã thể hiện sự quan tâm đến lĩnh vực cho vay kỹ thuật số. Tuy nhiên, quy định của Việt Nam cấm các tổ chức phi ngân hàng trực tiếp cung cấp các khoản vay. Do đó, các trung gian thanh toán lựa chọn hợp tác với ngân hàng hoặc công ty tài chính để tung ra các khoản vay tiêu dùng trên nền tảng của họ.

Tất cả họ đều đang kỳ vọng vào dự thảo Nghị định 101 hướng tới thanh toán không dùng tiền mặt hỗ trợ tài chính toàn diện và dự thảo sandbox, để tạo được khung pháp lý rõ ràng hơn, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức phi ngân hàng.

Theo báo cáo mới đây của FiinGroup, tính đến cuối năm 2023, có 36 triệu ví điện tử hoạt động tại Việt Nam. Theo Ngân hàng Nhà nước, trong 11 tháng đầu 2023, thanh toán qua kênh điện thoại di động nói chung đạt gần 7,13 tỷ giao dịch với giá trị hơn 49,4 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 61,1% về số lượng và 11,7% về giá trị.

Theo nền tảng dữ liệu Statista (Đức), năm 2022, Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á về lượng ví điện tử, sau Indonesia và Philippines. Cả 3 cũng nằm trong top đầu khu vực này về mức độ phổ biến của ví điện tử trong thanh toán kỹ thuật số, theo khảo sát năm 2022 của Visa.

Chưa có số liệu đầy đủ về số lượng ví điện tử tại các nước trong khu vực năm 2023. Tuy nhiên, trật tự thứ hạng của top 3 được Statista dự báo tiếp tục duy trì đến 2026, khi lượng ví điện tử của Indonesia, Philippines và Việt Nam lần lượt là 215,7 triệu, 69,8 triệu và 67,6 triệu.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết Các ví điện tử chưa thoát khỏi cuộc đua tiêu vốn, mở cơ hội đón nhà đầu tư nước ngoài. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

5 Tiệm bánh Trung thu nức tiếng Hà thành
Dù bánh Trung thu hiện đại với muôn vàn hương vị mới lạ ngày càng phổ biến, những thương hiệu bánh truyền thống tại Hà Nội vẫn giữ vững vị thế, thu hút đông đảo thực khách mỗi độ thu về.
Uống trà xanh như thế nào để có sức khỏe tốt?
Trà xanh là một thức uống phổ biến trong đời sống hàng ngày và đã trở thành một phần của văn hóa Việt Nam. Uống trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu không sử dụng đúng cách, nó cũng có thể gây hại.
Mưa lớn kéo dài, giá rau xanh tăng vọt
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày nay khiến giá rau tại các chợ trên địa bàn Hà Nội rục rịch tăng giá. Trong đó, các loại rau ăn lá và rau gia vị có mức giá tăng mạnh nhất.
“Solo Economy”: Động lực mới của ngành F&B
Xu hướng sống độc thân đang ngày càng phổ biến trên toàn cầu, kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng. Ngành F&B, vốn dĩ tập trung vào phục vụ các gia đình truyền thống, đang phải nhanh chóng thích nghi để nắm bắt cơ hội từ "nền kinh tế độc thân" đang lên.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).