0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 14/04/2025 06:59 (GMT+7)

Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp kiểm soát chặt nguyên liệu đầu vào hàng xuất khẩu

Theo dõi KT&TD trên

Theo Bộ Công Thương, việc kiểm soát nghiêm ngặt nguyên liệu đầu vào được xem là giải pháp chủ động ứng phó, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Việt Nam và các đối tác mà không làm gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước.

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản gửi các hiệp hội và doanh nghiệp xuất khẩu, yêu cầu các đơn vị áp dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu sản xuất nhằm đảm bảo chúng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng, xuất xứ và truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

Theo cơ quan này, trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động và áp lực từ chính sách thuế quan của Mỹ, việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đạt chuẩn không chỉ giúp doanh nghiệp nội địa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục mà còn góp phần bảo vệ uy tín hàng Việt trên thị trường quốc tế. Đồng thời, doanh nghiệp được khuyến khích mở rộng mạng lưới đối tác và tìm kiếm thêm thị trường tiềm năng để giảm thiểu rủi ro khi phụ thuộc vào một nguồn cung duy nhất.

Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp kiểm soát chặt nguyên liệu đầu vào hàng xuất khẩu - Ảnh 1
Ảnh minh hoạ.

Trong thông báo, Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các hiệp hội ngành hàng trong việc truyền đạt những thay đổi của tiêu chuẩn nhập khẩu ngày càng khắt khe, đặc biệt về an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và phòng chống gian lận thương mại. Các hiệp hội cần phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhằm cập nhật kịp thời các chính sách thương mại mới.

Bối cảnh quốc tế càng làm nổi bật tính cấp thiết của giải pháp này khi vào ngày 9/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo hoãn áp dụng thuế đối ứng đối với các quốc gia “không trả đũa” – trong đó có Việt Nam – với mức thuế hiện hành là 10% (ngoại trừ Trung Quốc).

Do đó, việc kiểm soát nghiêm ngặt nguyên liệu đầu vào được xem là giải pháp chủ động ứng phó, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Việt Nam và các đối tác mà không làm gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước.

Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về thỏa thuận thương mại đối ứng với Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, đoàn đàm phán sẽ tập trung xây dựng một thỏa thuận thương mại cân bằng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi cho cả hai bên.

Theo số liệu của Cục Thống kê, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I năm nay đạt hơn 202,5 tỷ USD, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu tăng 10,6% với nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tới 88,4% (gần 91 tỷ USD), trong khi nhập khẩu tăng 17%, phần lớn từ nhóm hàng tư liệu sản xuất, đạt hơn 93,5 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 94% tổng kim ngạch nhập khẩu.

h.A

Bạn đang đọc bài viết Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp kiểm soát chặt nguyên liệu đầu vào hàng xuất khẩu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Gỡ nút thắt hạ tầng – thể chế để logistics Việt Nam cất cánh
Hạ tầng logistics của Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến đáng kể với việc đầu tư xây dựng nhiều cảng biển hiện đại, mở rộng hệ thống đường cao tốc và phát triển các trung tâm logistics. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển, hạ tầng logistics của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.
Doanh nghiệp Nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Sáng nay, 15/4, tại trụ sở Chính phủ, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các Chủ tịch, Tổng Giám đốc một số Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước được tổ chức với chủ đề: Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.