0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 05/04/2025 15:23 (GMT+7)

Bộ Công Thương nói về đề xuất đầu tư điện khí LNG, điện tái tạo của Vingroup

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Công Thương đã trao đổi và thông báo với Vingroup về quy mô, loại hình, địa điểm của các dự án điện. Những thông tin này đã được Bộ tổng hợp dựa trên đề xuất từ các địa phương và đưa vào danh mục trong dự thảo trình Chính phủ.

Tại buổi họp báo thường kỳ chiều ngày 4/4, ông Đoàn Ngọc Dương, Phó Cục trưởng Cục Điện lực (Bộ Công Thương), đã cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến đề xuất của Vingroup về việc bổ sung loạt dự án năng lượng tái tạo và điện khí LNG vào Quy hoạch điện VIII điều chỉnh. Tổng mức đầu tư dự kiến của các dự án này đến năm 2030 lên đến khoảng 25-30 tỷ USD.

Ông Đoàn Ngọc Dương cho biết, Đề án Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đã được Bộ Công Thương trình Chính phủ vào cuối tháng 2/2025, sau đó trải qua nhiều phiên họp để tiếp thu và chỉnh lý trong tháng 3. Hiện tại, cơ cấu nguồn điện, loại hình năng lượng (bao gồm than, khí, gió, mặt trời...) đã được xác định và danh sách các dự án tương ứng với từng loại hình đã được hoàn thiện. Các nội dung này đã được Bộ Công Thương báo cáo đầy đủ vào cuối tháng 2.

Bộ Công Thương nói về đề xuất đầu tư điện khí LNG, điện tái tạo của Vingroup - Ảnh 1
Bộ Công Thương đã trao đổi và thông báo với Vingroup về quy mô, loại hình, địa điểm của các dự án điện.

Trong khi đó, đề xuất của Vingroup về các dự án năng lượng tái tạo chỉ được gửi đến gần đây. Bộ Công Thương đã có buổi làm việc trực tiếp với tập đoàn để thông báo rằng các dự án điện, bao gồm quy mô, loại hình và địa điểm, đã được tổng hợp dựa trên đề xuất từ các địa phương và hiện được đưa vào danh mục trong dự thảo trình Chính phủ.

“Chúng tôi đề nghị nhà đầu tư cần rà soát kỹ nội dung trong dự thảo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh và đề xuất các dự án phù hợp với cấu trúc quy hoạch đã được phê duyệt, đặc biệt trong giai đoạn 2025-2030,” ông Đoàn Ngọc Dương nhấn mạnh.

Về dài hạn, ông cũng cho biết các nhà đầu tư, bao gồm Vingroup, cần bám sát danh mục các dự án đã được duyệt, đồng thời tiến hành các thủ tục đầu tư hoặc tham gia đấu thầu tại địa phương. Theo quy trình, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố sẽ là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý đề xuất của nhà đầu tư.

Trước đó, Tập đoàn Vingroup đã gửi công văn đến lãnh đạo Chính phủ, đề nghị bổ sung các dự án năng lượng tái tạo vào quy hoạch. Theo đề xuất, tổng quy mô công suất của các dự án lên đến 47.500 MW, triển khai trong giai đoạn 2025-2035. Cụ thể, các dự án điện tái tạo sẽ được thực hiện tại 7 tỉnh thành, bao gồm Sơn La, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Trà Vinh/Sóc Trăng, và Khánh Hòa.

Trong đó, đến năm 2030, tổng công suất dự kiến đạt 20.500 MW, với mức đầu tư từ 20-25 tỷ USD. Các dự án này bao gồm nhà máy điện Mặt Trời (13.900 MW) và điện gió (6.600 MW).

Ngoài ra, Vingroup cũng đề xuất bổ sung dự án nhà máy nhiệt điện khí LNG công suất 5.000 MW tại Hải Phòng vào Quy hoạch điện VIII điều chỉnh. Nếu được bổ sung vào quy hoạch, dự kiến nhà máy này sẽ được đầu tư và xây dựng trong giai đoạn 2025-2030 với tổng vốn khoảng 5,5 tỷ USD.

Vingroup cho rằng dự án điện khí LNG Hải Phòng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bù đắp công suất cho các nhà máy nhiệt điện lớn không thể triển khai, bao gồm BOT Nam Định 1 (1.200 MW), Quảng Trị (1.320 MW), Vĩnh Tân 3 (1.980 MW) và Sông Hậu 2 (2.120 MW).

Bên cạnh đó, các dự án năng lượng tái tạo được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai, góp phần bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của hệ thống điện quốc gia.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Bộ Công Thương nói về đề xuất đầu tư điện khí LNG, điện tái tạo của Vingroup. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hộ kinh doanh thích nghi nhanh với hoá đơn điện tử
Sau hơn một tháng triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP, ngành Thuế ghi nhận kết quả vượt kỳ vọng, cho thấy sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành vi tuân thủ của hộ kinh doanh, nhóm đối tượng vốn quen với mô hình kinh doanh truyền thống, không hóa đơn.

Tin mới

Tái định vị sản phẩm trong nền kinh tế tiêu dùng thông minh
Nền kinh tế tiêu dùng thông minh đang định hình lại cách thức các doanh nghiệp tiếp cận và phục vụ khách hàng. Trong bối cảnh này, việc tái định vị sản phẩm không còn là chiến lược tùy chọn mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
Tàu hỏa hút khách du lịch nội địa nhờ giá rẻ, tiện lợi và nhiều trải nghiệm mới
Tàu hỏa đang dần trở thành lựa chọn hấp dẫn của du khách trong các chuyến du lịch nội địa, đặc biệt là vào mùa hè cao điểm. Phương tiện này ghi điểm nhờ mức giá hợp lý, thủ tục đơn giản, khả năng ngắm cảnh thuận lợi, tính an toàn cao và ngày càng được cải tiến về chất lượng dịch vụ.