0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 26/08/2023 09:05 (GMT+7)

Bitexco kinh doanh thế nào trước khi bị thu hồi gần 5,3ha đất?

Theo dõi KT&TD trên

Công ty cổ phần Bitexco do ông Vũ Quang Hội làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tập đoàn này hiện có hơn 3.000 cán bộ, nhân viên. Bitexco ghi nhận doanh thu thuần khoảng 1.014 tỷ đồng vào năm 2022.

Hiện nay, thông tin gây chú ý mà khắp các hội nhóm bất động sản trên mạng xã hội đều bàn tán đó là Hà Nội sẽ thu hồi gần 5,3ha đất tại dự án Khu đô thị Nam đường vành đai 3 (The Manor Central Park) do Công ty cổ phần Bitexco làm chủ đầu tư.

Tình hình kinh doanh của Bitexco ra sao?

Theo tìm hiểu, Bitexco được thành lập vào năm 1985 do ông Vũ Quang Hội làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, tiền thân là một công ty dệt tại Thái Bình. Sau gần 40 năm hoạt động, doanh nghiệp này đã trở thành một trong những Tập đoàn kinh tế đa ngành gồm: bất động sản, điện và sản xuất.

Theo Bitexco giới thiệu trên website, Tập đoàn này hiện có hơn 3.000 cán bộ, nhân viên làm việc ở Hà Nội, TP.HCM, Lào Cai, Thái Bình và tại các công trình, dự án lớn trên khắp cả nước.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng sở hữu Bitexco Financial Tower (TP.HCM), Khu đô thị The Manor (Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội), khách sạn JW Marriott Hanoi và một số dự án tại Lào Cai, Huế...

Bitexco kinh doanh thế nào trước khi bị thu hồi gần 5,3ha đất? - Ảnh 1
Một góc dự án The Manor Central Park. (Nguồn ảnh: Internet)

Về tình hình kinh doanh, quy mô tổng tài sản của Bitexco tính đến cuối năm 2019 lên đến 43.436 tỷ đồng (gần gấp đôi cùng kỳ năm trước). Tài sản của Bitexco phần lớn được tài trợ từ nguồn vốn nợ trong khi vốn chủ sở hữu chỉ nhích nhẹ lên 6.481 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2019, tổng nợ phải trả này của Bitexco tăng hơn 20.000 tỷ đồng so với đầu năm (lên mức gần 36.955 tỷ đồng), chiếm tới 85% tổng tài sản. Sự gia tăng này chủ yếu đến từ khoản phải trả dài hạn khác trong khi nợ vay tài chính giảm nhẹ xuống 4.160 tỷ đồng và có xu hướng chuyển dịch từ nợ dài hạn sang ngắn hạn.

Tập đoàn này thu về gần 216 tỷ đồng lãi ròng sau khi trừ giá vốn và chi phí hoạt động, khả quan hơn so với số lỗ gần 344 tỷ đồng trong năm 2018 trước đó.

Hết năm 2022, Bitexco ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ khoảng 1.014 tỷ đồng (tăng thêm 88% so với cùng kỳ năm 2021). Doanh thu hoạt động tài chính ghi nhận 1.954 tỷ đồng (tăng thêm 196%).

Năm 2022, Bitexco ghi nhận doanh thu thuần khoảng 1.014 tỷ đồng, so với năm 2021 tăng 88%. Doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 1.954 tỷ đồng (tăng 196%). Lợi nhuận sau thuế của Bitexco tăng gấp 10 lần so với năm 2021 đạt 1.913 tỷ đồng.

Tổng tài sản của Bitexco tính đến cuối năm 2022 ghi nhận khoảng 26.546 tỷ đồng (tăng 7% so với cùng kỳ).

Được biết, Bitexco trong suốt quá trình phát triển dự án đã nhiều lần gửi kiến nghị, đề xuất Hà Nội phê duyệt hồ sơ đầu tư giai đoạn 2 của dự án, cũng như chấp thuận cho doanh nghiệp được xây dựng tại các ô đất thuộc phần quỹ đất 5,3ha nói trên.

Cuối tháng 11 năm 2022, Bitexco tiếp tục đề nghị Sở Tài Nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển Quỹ đất Hà Nội xem xét, lùi thời hạn bàn giao đất đến khi có ý kiến cuối cùng của các cấp có thẩm quyền.

Theo tìm hiểu, dự án The Manor Central Park có quy mô khoảng 90 ha, được Hà Nội phê duyệt hồi tháng 4/2011 nhưng tới năm 2014 mới khởi công. Dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 1,9 tỷ USD. Một phần đất trong dự án này được trả đối ứng cho hợp đồng BT (đổi đất lấy hạ tầng) đầu tư đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An.

Cho đến nay, nhiều hạng mục tại The Manor Central Park đã được bàn giao cho cư dân và đưa vào vận hành. Trước đó, theo quyết định cuối năm 2019, Hà Nội đã yêu cầu thu hồi 5,3ha đất nói trên, trong đó 2,3 ha là quỹ đất công cộng phải bàn giao cho thành phố và gần 3 ha là quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội.

Bích Ngọc

Bạn đang đọc bài viết Bitexco kinh doanh thế nào trước khi bị thu hồi gần 5,3ha đất?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.

Tin mới

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.