0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 15/08/2023 14:46 (GMT+7)

Biến thể phụ EG.5 Omicron khiến COVID-19 nóng trở lại

Theo dõi KT&TD trên

Tổ chức Y tế thế giới thông tin về biến thể phụ EG.5 Omicron của virus SARS-CoV hiện đang lây lan ở nhiều quốc gia, trước diễn biến này, Bộ Y tế đã có văn bản về việc chủ động triển khai công tác phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm, không để dịch bùng phát trở lại.

Động thái này được Bộ Y tế đưa ra khi EG.5, còn gọi là Eris, biến chủng nCoV mới đang lây lan nhanh ở Mỹ và có mặt ở hơn 50 quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Australia, Singapore, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.

Đây là dòng phụ của chủng Omicron, chưa rõ độc lực hoặc khả năng kháng vaccine nhưng lây lan nhanh. Trên toàn cầu, EG.5 chiếm 11,6% số ca nhiễm kể từ giữa tháng 7 đến nay, tăng 6,2% so với một tháng trước đó.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp EG.5 vào nhóm biến chủng đáng quan tâm, yêu cầu các quốc gia tiếp tục theo dõi khi số ca nhiễm tăng. Dựa trên bằng chứng hiện có, WHO cho biết chưa có dấu hiệu nào cho thấy EG.5 gây triệu chứng nặng, rủi ro cao hơn các phiên bản khác của Omicron.

Biến thể phụ EG5 Omicron khiến ca COVID19 nóng trở lại
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Worcester, Massachusetts (Mỹ). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch; không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác nhằm góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội, Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động triển khai công tác phòng chống dịch. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, cụ thể như sau:

Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch; thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng... không để dịch bùng phát trở lại và hạn chế tối đa xảy ra nguy cơ dịch chồng dịch.

Chỉ đạo tiếp tục chủ động theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch và triển khai hiệu quả chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023, công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Đồng thời chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur và các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế để lấy mẫu, giải trình tự gen phát hiện sớm các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 và kịp thời báo cáo về Bộ Y tế khi phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt và chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn và triển khai hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị; tiếp tục đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực để sẵn sàng phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Trả lời báo chí, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nói Việt Nam cần theo dõi sát các thông tin về tính lây lan và độc lực của các biến chủng mới, trong đó có EG.5. Vào lúc này, ông cho rằng vẫn cần áp dụng các biện pháp dự phòng như đeo khẩu trang ở khu vực nguy cơ, khi tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ, khử khuẩn tay thường xuyên, tiêm vaccine phòng bệnh. Đặc biệt lưu ý bảo vệ nhóm người nguy cơ cao, người có bệnh nền, người có suy giảm hệ miễn dịch, bằng cách tiêm vaccine.

Thời gian qua số ca Covid-19 tại Việt Nam duy trì ở mức thấp, dưới 100 ca/ngày. Hôm 14/8, cả nước ghi nhận 20 ca mới và chỉ có một ca phải thở oxy qua mặt nạ. Song, Bộ Y tế kkhuyến cáo tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Chủng Omicron xuất hiện trên thế giới đến nay đã 19 tháng, hiện lưu hành ở hầu hết nước và chiếm ưu thế. Chủng này liên tục biến đổi. Đến nay, các nhà khoa học ghi nhận hơn 500 biến chủng phụ của Omicron, đều có đặc tính lây lan nhanh nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng về tăng ca nặng.

Hoàng Hậu (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Biến thể phụ EG.5 Omicron khiến COVID-19 nóng trở lại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...