0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 21/06/2023 09:26 (GMT+7)

Người tiêu dùng Việt quan tâm nhiều hơn về sức khỏe sau đại dịch COVID-19

Theo dõi KT&TD trên

Theo kết quả khảo sát của Herbalife, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể, xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và cải thiện sức khỏe tinh thần là bốn mục tiêu hàng đầu mà người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến về sức khỏe.

Công ty Herbalife, một trong những công ty và cộng đồng hàng đầu về sức khỏe và thể chất, vừa công bố kết quả khảo sát về ưu tiên sức khỏe tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Theo đó, khảo sát cho thấy đại đa số người tiêu dùng tại Việt Nam (86%) đã quan tâm nhiều hơn về sức khỏe sau đại dịch COVID-19.

Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng 83% số người Việt đã thay đổi các ưu tiên về sức khỏe của họ sau đại dịch. Họ tập trung nhiều hơn vào lối sống lành mạnh, năng động và mong muốn có được một phương pháp bảo vệ sức khỏe toàn diện. Các mục tiêu sức khỏe hàng đầu bao gồm tăng cường hệ miễn dịch (54%), cải thiện sức khỏe tổng thể (53%), xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh (50%) và cải thiện sức khỏe tinh thần (50%).

Người tiêu dùng Việt quan tâm nhiều hơn về sức khỏe sau đại dịch COVID-19 - Ảnh 1

Những người tham gia khảo sát cũng cho biết tăng cường vận động (48%) và cải thiện giấc ngủ (46%) cũng là các mục tiêu sức khỏe quan trọng. Tuy nhiên, các thế hệ khác nhau có những ưu tiên khác nhau trong việc cải thiện sức khỏe của họ. Người lớn tuổi hơn tập trung nhiều hơn vào tăng cường khả năng miễn dịch (50%), trong khi người trẻ hơn coi việc cải thiện sức khỏe tinh thần là quan trọng hơn (46%).

Khảo sát cũng chỉ ra rằng nhiều người tiêu dùng (95%) ở Việt Nam sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho sức khỏe và thể chất. Họ muốn sử dụng khoản chi tiêu tăng cường của mình để lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn (66%), đi khám sức khỏe định kỳ (59%), mua/tiêu thụ thực phẩm bổ sung (52%), sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên gia (40%) và tìm kiếm tư vấn về sức khỏe tinh thần (36%).

Người tiêu dùng Việt quan tâm nhiều hơn về sức khỏe sau đại dịch COVID-19 - Ảnh 2

Tuy nhiên, việc duy trì cam kết và động lực trong quá trình thay đổi lối sống tích cực vẫn là thách thức lớn đối với nhiều người. Vì vậy, một nhóm hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mọi người vượt qua những thách thức nhằm tăng khả năng đạt được mục tiêu. Các lợi ích nhận được từ nhóm hỗ trợ bao gồm chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức quý báu (65%), cung cấp chỉ dẫn và khuyến khích (58%), liên hệ để được tư vấn về sức khỏe (53%) và trách nhiệm cho hành trình sức khỏe của bản thân (43%).

Bảo An

Bạn đang đọc bài viết Người tiêu dùng Việt quan tâm nhiều hơn về sức khỏe sau đại dịch COVID-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Rà soát phân cấp, phân quyền về ngân sách, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, quyết định đầu tư
Thủ tướng yêu cầu tập trung rà soát các nội dung phân cấp, phân quyền liên quan ngân sách, thẩm quyền về cán bộ, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, thủ tục hành chính, quyết định đầu tư, xử lý các vấn đề phát sinh mà chưa có quy định và các nội dung khác có thể phân cấp, phân quyền.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn quảng cáo sai sự thật
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa

Tin mới

Từ hàng giả đến giao chậm: Những thách thức niềm tin trong TMĐT
Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã mang đến một kỷ nguyên mua sắm tiện lợi và đa dạng, xóa nhòa ranh giới địa lý và thời gian. Tuy nhiên, đằng sau những con số tăng trưởng ấn tượng và những lời quảng cáo hấp dẫn, niềm tin của người tiêu dùng vẫn đang phải đối mặt với không ít thử thách.
Rà soát phân cấp, phân quyền về ngân sách, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, quyết định đầu tư
Thủ tướng yêu cầu tập trung rà soát các nội dung phân cấp, phân quyền liên quan ngân sách, thẩm quyền về cán bộ, nhân sự, đất đai, tài nguyên, tài sản, thủ tục hành chính, quyết định đầu tư, xử lý các vấn đề phát sinh mà chưa có quy định và các nội dung khác có thể phân cấp, phân quyền.