0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 08/04/2024 20:22 (GMT+7)

Bạc Liêu: Phạt Công ty Thuận Phát Gành Hào gần 550 triệu đồng do vi phạm quản lý trật tự xây dựng

Theo dõi KT&TD trên

UBND tỉnh Bạc Liêu vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 550 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Thuận Phát Gành Hào (Công ty Thuận Phát Gành Hào - địa chỉ ở ấp Canh Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải) vì đã để xảy ra nhiều vi phạm trong lĩnh vực đầu tư, đất đai và xây dựng.

Bạc Liêu: Phạt Công ty Thuận Phát Gành Hào gần 550 triệu đồng do vi phạm quản lý trật tự xây dựng
Trụ sở Công ty Thuận Phát Gành Hào.

Qua thanh tra phát hiện, Công ty Thuận Phát Gành Hào có nhiều hành vi vi phạm trong quá trình hoạt động như: Về đầu tư, Công ty thực hiện một số hạng mục công trình chậm tiến độ theo chủ trương đầu tư (như: khu điều hành, kinh doanh dịch vụ ăn uống, giữ xe; một số hạng mục khác: Hàng rào, đường bộ, đường nội bộ chưa hoàn thiện) và thực hiện các hạng mục dự án chưa đảm bảo theo chủ trương đầu tư, bị phạt 85 triệu đồng.

Về đất đai, Công ty ký 8 hợp đồng cho thuê lại đất gồm: Một hợp đồng với Công ty Vũ Võ Bạc Liêu để sản xuất kinh doanh chế biến hải sản và sản xuất nước mắm truyền thống, với diện tích 1.100,3m2; 7 hợp đồng hợp tác đầu tư với 7 tổ chức kinh tế xây dựng trụ bê tông cốt thép lắp đặt các pin năng lượng mặt trời mái nhà, với diện tích 38.721,5m2.

Về xây dựng, theo Giấy phép xây dựng số 17/GPXD ngày 20/5/2019 của Sở Xây dựng gồm 13 hạng mục công trình. Tuy nhiên, Công ty Thuận Phát Gành Hào chỉ xây dựng có 3/13 hạng mục công trình, nhưng ba hạng mục công trình cũng chưa đúng với Giấy phép xây dựng. Đối với hai lĩnh vực đất đai và xây dựng, Công ty Thuận Phát Gành Hào bị phạt hơn 463 triệu đồng (giao Chủ tịch UBND huyện Đông Hải lập thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về các sai phạm trong lĩnh vực đất đai với số tiền cho thuê lại đất là 70 triệu đồng đồng, nộp số lợi bất hợp pháp có được do hành vi cho thuê lại đất trong thời gian vi phạm là hơn 393 triệu đồng; Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả).

Với các hành vi sai phạm trên, Thanh tra quyết định xử phạt Công ty vi phạm hành chính với số tiền gần 550 triệu đồng vì đã để xảy ra nhiều sai phạm trong lĩnh vực đầu tư, đất đai và xây dựng. Ngoài ra, Công ty Thuận Phát Gành Hào phải hoàn thành các hạng mục công trình theo dự án, và di dời các công trình liên quan đến điện mặt trời lên mái nhà công trình của dự án theo đúng theo quy định tại Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Đối với cơ sở sản xuất nước mắm, thống nhất cập nhật vào quy hoạch chi tiết để tồn tại nhưng sẽ xem xét lại việc ưu đãi đầu tư, miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cũng giao Cục Thuế tỉnh xác định thu hồi số tiền thuê đất được miễn, giảm (nếu có) đối với diện tích đất sử dụng không đúng mục tiêu của dự án và vi phạm pháp luật về đầu tư, đất đai, xây dựng với diện tích là 39.821m2. Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu đã có quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, sử dụng đất của Công ty Thuận Phát Gành Hào. Đoàn thanh tra sẽ tiến hành thanh tra từ thời điểm giao đất, cho thuê đất đến hết ngày 31/12/2022. Hiện phía Công ty Thuận Phát Gành Hào đã chấp hành nộp phạt xong.

Được biết, năm 2018, Công ty Thuận Phát Gành Hào được thành lập, có quyết định của UBND tỉnh Bạc Liêu về chủ trương đầu tư dự án nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu và dịch vụ hậu cần nghề cá. Đây được xem là một trong những dự án quan trọng, đáp ứng hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản, phục vụ phát triển kinh tế biển của tỉnh Bạc Liêu.

Bạn đang đọc bài viết Bạc Liêu: Phạt Công ty Thuận Phát Gành Hào gần 550 triệu đồng do vi phạm quản lý trật tự xây dựng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chân dung Tân Tổng giám đốc 41 tuổi của Vietinbank
Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) vừa thông qua việc bầu bổ sung ông Nguyễn Trần Mạnh Trung làm thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2024 – 2029, đồng thời bầu giữ chức Tổng giám đốc của ngân hàng này.
Chuyển giao bắt buộc 2 Ngân hàng
Sau khi được chuyển giao bắt buộc, CB và OceanBank sẽ là các Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên do Vietcombank và MB sở hữu 100% vốn điều lệ.
SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025", với tinh thần tương thân tương ái và tôn chỉ hoạt động “Vì cộng đồng”,
Tổng giám đốc mới Tập đoàn Phúc Sơn là ai?
Mới đây, CTCP Tập đoàn Phúc Sơn đã bổ nhiệm Tổng Giám đốc và người đại diện pháp luật mới, thay thế cho ông Nguyễn Văn Hậu đã bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam.

Tin mới

Uống cà phê như một thói quen ăn kiêng
Một nghiên cứu mới cho thấy rằng tiêu thụ vừa phải cà phê và caffeine thường xuyên có thể có lợi để ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch vành và đột quỵ.
Đà Nẵng: Xử phạt 32 triệu đồng trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp trên địa bàn Quận Sơn Trà
Trong tháng 10/2024, Đội QLTT số 4 thuộc Cục QLTT thành phố Đà Nẵng tiến hành kiểm tra đột xuất và xử phạt đối với 03 tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng thực hiện hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Tổng số tiền xử phạt là 32.000.000 đồng.
Sống sau lũ 2024 - Cùng đồng bào hướng đến tương lai
Sống sau lũ 2024 là một chương trình xã hội với mục tiêu trao tặng con giống, vật nuôi và những hỗ trợ cần thiết giúp bà con vùng chịu ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) nhanh chóng ổn định sinh kế, từng bước tái thiết cuộc sống và hướng tới một tương lai tươi sáng.
Thái Nguyên: Kiểm tra, phát hiện gần 1.600 đơn vị sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đoàn kiểm tra thuộc Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh đối với Hộ kinh doanh L.V.H do ông L.V.H làm chủ, có địa chỉ tại phường Trung Thành, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, phát hiện gần 1.600 đơn vị sản phẩm không rõ nguồn gốc