0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ bảy, 08/07/2023 08:18 (GMT+7)

Áp luật thuế tiêu thụ đặc biệt với game trực tuyến, doanh nghiệp nói gì?

Theo dõi KT&TD trên

Các doanh nghiệp game Việt Nam bày tỏ lo ngại, nếu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt họ sẽ mất hoàn toàn khả năng cạnh tranh trên chính sân nhà và thị phần sẽ thuộc về game lậu.

Đề xuất áp luật thuế tiêu thụ đặc biệt với game trực tuyến

Dự thảo Tờ trình báo cáo Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB - sửa đổi) của Bộ Tài chính mở rộng cơ sở tính thuế nhằm hạn chế việc tiêu dùng một số sản phẩm có hại cho sức khỏe của cộng đồng, trẻ em.

Cụ thể như kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng vì có tác động tiêu cực đến người chơi (sức khỏe thể chất, tâm thần), đặc biệt là thanh thiếu niên. Việc áp thuế TTĐB đối với lĩnh vực này theo cơ quan soạn thảo sẽ định hướng kinh doanh, tiêu dùng nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ thế hệ trẻ…

Cũng theo Bộ Tài chính, đây là loại hình giải trí gắn liền với sự phát triển của Internet, có tính tương tác giữa người chơi với máy chủ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, thông qua thiết bị điện tử như máy tính cá nhân, máy chơi game và thiết bị di động.

Đề xuất cho rằng trò chơi điện tử tạo ra doanh thu, lợi nhuận lớn so với các loại hình kinh doanh khác, thu hút sự tham gia của mọi độ tuổi tầng lớp dân cư, đặc biệt là giới trẻ. Do đó, cần nghiên cứu bổ sung vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để định hướng tiêu dùng.

Áp luật thuế tiêu thụ đặc biệt với game trực tuyến doanh nghiệp nói gì
Bộ Tài chính mở rộng cơ sở tính thuế nhằm hạn chế việc tiêu dùng một số sản phẩm có hại cho sức khỏe của cộng đồng, trẻ em.

Với ngành game, nhiều doanh nghiệp cho rằng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ khiến họ mất khả năng cạnh tranh trên sân nhà. Ông Lã Xuân Thắng, Giám đốc phát hành trò chơi trực tuyến của VNGGames (Công ty cổ phần VNG) cho biết, tại Việt Nam, kinh doanh trò chơi điện tử trực tuyến là ngành kinh doanh có điều kiện.

Tất cả các game muốn kinh doanh đều phải được thẩm định nội dung bởi cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cụ thể ở đây là Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông. Bên cạnh việc phải đảm bảo các yêu cầu về yếu tố nội dung, trò chơi trực tuyến khi đưa ra thị trường luôn có sự phân loại độ tuổi rất rõ ràng và khuyến cáo người dùng trước khi sử dụng. Hầu hết những nội dung không lành mạnh, lệch chuẩn đều đến từ các game được phát hành trái phép trên lãnh thổ Việt Nam. Những game này không bị quản lý bởi các cơ quan quản lý chuyên ngành, đồng thời cũng không đóng bất cứ khoản thuế nào cho nhà nước Việt Nam.

Khác với hàng hoá thông thường, các sản phẩm trên môi trường Internet rất khó quản lý theo phạm vi biên giới, lãnh thổ. Một người dùng Việt Nam rất dễ dàng trả tiền cho 1 dịch vụ trò chơi của nước ngoài chỉ bằng vài thao tác đơn giản. Trước đây, khi thẻ tín dụng còn chưa nhiều thì việc này còn tương đối khó khăn. Còn hiện nay, khi thanh toán điện tử ngày càng đa dạng thì việc thanh toán dịch vụ ra nước ngoài này là rất phổ biến. Mặc dù các cơ quan quản lý đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng để ngăn chặn tình trạng này nhưng thực sự là chưa có được các giải pháp khả thi.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước, phải cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài không phải thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chỉ còn khoảng 15% số doanh nghiệp game Việt Nam đã đăng ký còn hoạt động. 85% đã ngừng hoặc chuyển hoạt động ra nước ngoài để được hưởng các cơ chế ưu đãi toàn diện từ thủ tục, hạ tầng cho đến thuế suất.

Nếu chồng thêm thuế tiêu thụ đặc biệt, với những ý kiến đã nêu ở phần trên, ông Lã Xuân Thắng cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất hoàn toàn khả năng cạnh tranh trên chính sân nhà. Thị phần sẽ thuộc về các sản phẩm lậu, không phép và dẫn đến công tác quản lý về nội dung, văn hoá, tài chính,… sẽ trở nên rất nặng nề. Vì vậy, ông Lã Xuân Thắng đề nghị cơ quan soạn thảo dự án Luật, Chính phủ, Quốc hội cân nhắc kỹ lưỡng và nghiên cứu lại việc đưa trò chơi trực tuyến vào diện đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Trong bối cảnh Nhà nước chưa thể tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp trái phép, nếu chưa có những đánh giá đầy đủ, xác đáng, khách quan, đa chiều về tác động của chính sách với ngành thì ít nhất chúng ta cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn trước khi đưa ra quyết định.

Thị trường game ở Việt Nam phát triển nhưng doanh nghiệp còn khó khăn

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - đại diện Liên minh các nhà sản xuất và phát hành trò chơi điện tử trên mạng Việt Nam nêu quan điểm: Ngành game có nhiều tiềm năng, được rất nhiều quốc gia trên thế giới coi là một trong những trụ cột của kinh tế số, vì những lợi ích mà nó mang lại, không chỉ là về doanh thu, lợi nhuận, mà còn trực tiếp tác động đến doanh thu của các ngành khác.

Việt Nam cùng với Đông Nam Á được xem là thị trường mới nổi, với lượng người dùng Internet lớn và đang tăng nhanh. Mức tăng trưởng doanh thu ngành game ở Đông Nam Á từ 2020-2025 trung bình ước tính là 8.2% mỗi năm, chỉ số này ở Việt Nam là gần 9%. Doanh thu dự kiến toàn từ ngành game ở thị trường Việt Nam năm 2022 là 0,8 tỷ USD, Việt Nam vẫn xếp sau các nước trong khu vực như Indonesia (1,8 tỷ USD), Thái Lan (1 tỷ USD), Malaysia (0,9 tỷ USD), Philippines (0,85 tỷ USD). Tuy nhiên, với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 9%/năm, cao hơn trung bình của khu vực, cùng với lượng người dùng lớn, Việt Nam vẫn là một thị trường rất tiềm năng trong mắt các doanh nghiệp nước ngoài.

Áp luật thuế tiêu thụ đặc biệt với game trực tuyến doanh nghiệp nói gì
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - đại diện Liên minh các nhà sản xuất và phát hành trò chơi điện tử trên mạng Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, trong suốt nhiều năm qua ở Việt Nam, xã hội và cộng đồng vẫn dành cho game cái nhìn không thật sự thiện cảm, cho rằng trò chơi trực tuyến chứa các nội dung không lành mạnh, bạo lực, ảnh hưởng lệch lạc, tiêu cực tới giới trẻ, không được khuyến khích phát triển như các ngành giải trí – sáng tạo nội dung số khác. Vì vậy, doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn và có tốc độ phát triển còn hạn chế.

Mặt khác, trong suốt nhiều năm, doanh nghiệp phát triển game nội địa phải chịu sự cạnh tranh cực kỳ gay gắt từ các tập đoàn game và công nghệ toàn cầu và dần mất đi sức cạnh tranh ngay trên chính sân nhà. Thực tế là theo thống kê của Cục Phát Thanh truyền hình và thông tin điện Tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, có không đến 20 doanh nghiệp game Việt Nam đang còn hoạt động thường xuyên trên tổng số hơn 200 doanh nghiệp đã đăng ký. Bên cạnh việc nhiều doanh nghiệp Việt rời bỏ thị trường thì cũng có nhiều doanh nghiệp phải đang dần bán mình cho các công ty nước ngoài.

Cũng theo thống kê của Newzoo, tại thị trường Việt Nam năm 2022, dù thị trường tiềm năng, nhưng tổng doanh thu của các doanh nghiệp có nguồn gốc nội địa chỉ chiếm khoảng 22%, phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp có nguồn gốc nước ngoài.

Ngành game có một khác biệt rất lớn nếu so với các ngành nghề kinh doanh khác, đó là vì môi trường kinh doanh chủ yếu trên Internet. Với môi trường kinh doanh là Internet, khoảng cách địa lý không còn quan trọng, các doanh nghiệp lớn mạnh có thể nhanh chóng phát hành sản phẩm và tiếp cận thị trường toàn cầu, bao gồm Việt Nam, với mức tăng trưởng không giới hạn. Các doanh nghiệp nhỏ ở các nước đang phát triển phải chịu sự cạnh tranh trực tiếp ngay trên chính sân nhà của mình, vì việc quản lý của Chính phủ trên môi trường internet là cực kỳ khó khăn và bị động.

Theo nghiên cứu của Liên minh các nhà sản xuất và phát hành trò chơi điện tử trên mạng Việt Nam, cũng chưa có bất cứ quốc gia/vùng lãnh thổ nào trên thế giới áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt cho ngành game. Một số nước áp dụng cơ chế kiểm soát về nội dung hoặc cơ chế kiểm soát thời gian chơi game tương tự như Việt Nam (điển hình là Trung Quốc, Hàn Quốc) chứ công cụ thuế thì chưa có tiền lệ.

Với những phân tích trên đây, Liên minh Game đại diện cho các doanh nghiệp làm game Việt Nam muốn gửi đến thông điệp rằng thị trường game ở Việt Nam tuy đang phát triển, nhưng doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, và cạnh tranh với cả chính sách hỗ trợ của các quốc gia trong khu vực. Do đó, Liên minh các nhà sản xuất và phát hành trò chơi điện tử trên mạng Việt Nam mong và đề xuất trò chơi trực tuyến sẽ không bị đưa vào danh mục đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như trong dự án Luật.

Hồng Quang

Bạn đang đọc bài viết Áp luật thuế tiêu thụ đặc biệt với game trực tuyến, doanh nghiệp nói gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chủ xe tiết lộ 3 lý do xe máy điện VinFast “đáng mua” hơn xe xăng
Thiết kế thời thượng, nhiều tính năng tiên tiến, chi phí sở hữu đã thấp còn thấp hơn với nhiều chính sách ưu đãi như chương trình “Phủ xanh Việt Nam” đang diễn ra (ưu đãi tới 12 triệu đồng),… là những yếu tố khiến nhiều người chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện VinFast.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.