0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 28/04/2025 06:39 (GMT+7)

Xuất nhập khẩu đạt hơn 237,97 tỷ USD, khu vực FDI chiếm ưu thế

Theo dõi KT&TD trên

Thống kê sơ bộ của Cục Hải quan cho thấy, tính đến giữa tháng 4 năm 2025, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 237,97 tỷ USD, tăng 16,5%, tương ứng tăng 33,71 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2024.

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất được Cục Hải quan (Bộ Tài chính) công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 4/2025 (từ ngày 01/4/2025 đến ngày 15/4/2025) đạt 35,44 tỷ USD, giảm 10,6% (tương ứng giảm 4,2 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 03/2025.

Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 4/2025 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/4/2025 đạt 237,97 tỷ USD, tăng 16,5%, tương ứng tăng 33,71 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2024.

Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng khi tổng trị giá xuất nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp này đạt 159,17 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước (tương đương tăng 21,53 tỷ USD).

Về hoạt động xuất khẩu, trị giá hàng hóa xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 4/2025 đạt 16,75 tỷ USD, giảm 6,9% so với kỳ 1 tháng 03. So với kỳ cao điểm của tháng 03, trị giá này giảm 18,3% (tương đương giảm 3,74 tỷ USD).

Cụ thể, các nhóm hàng chịu áp lực về giảm số liệu gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 814 triệu USD (giảm 18%), điện thoại và linh kiện giảm 745 triệu USD (giảm 29,6%) cũng như máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 412 triệu USD (giảm 16,4%).

Tuy nhiên, tính đến hết ngày 15/04/2025, tổng trị giá xuất khẩu của cả nước đã đạt 119,62 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, một số nhóm hàng đã có mức tăng đáng kể như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 3,69 tỷ USD (tăng 17,5%), máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 2,11 tỷ USD (tăng 17,1%) cũng như điện thoại và linh kiện tăng 1,77 tỷ USD (tăng 12,6%).

Xuất nhập khẩu đạt hơn 237,97 tỷ USD, khu vực FDI chiếm ưu thế - Ảnh 1
Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ từ 01/01/2025 đến 15/4/2025 và cùng kỳ năm 2024. Nguồn: Cục Hải quan.

Đối với doanh nghiệp FDI, trị giá xuất khẩu trong kỳ 1 tháng 4 đạt 11,58 tỷ USD – dù giảm 20,1% so với kỳ 2 tháng 03.

Tính luỹ kế đến ngày 15/04, tổng trị giá xuất khẩu của nhóm này đạt 85,03 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy nhóm FDI chiếm tới 71,1% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Hoạt động nhập khẩu cũng có những diễn biến không mấy tích cực. Cụ thể, trong kỳ 1 tháng 4/2025, trị giá hàng hóa nhập khẩu đạt 18,69 tỷ USD, giảm 2,4% (giảm 459 triệu USD) so với nửa cuối tháng 03/2025.

Tuy nhiên, tính đến hết ngày 15/04, tổng trị giá nhập khẩu cả nước đạt 118,35 tỷ USD, tăng 16,7% (tăng 16,93 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Một số nhóm hàng tăng trưởng mạnh về nhập khẩu được ghi nhận như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 9,12 tỷ USD (tăng 32,5%), trong khi máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 2,64 tỷ USD (tăng 21,2%).

Xuất nhập khẩu đạt hơn 237,97 tỷ USD, khu vực FDI chiếm ưu thế - Ảnh 2
Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2025 đến 15/4/2025 và cùng kỳ năm 2024. Nguồn: Cục Hải quan.

Đối với các doanh nghiệp FDI, trị giá hàng hóa nhập khẩu trong kỳ đạt 11,24 tỷ USD, giảm 3,8% (giảm 439 triệu USD) so với nửa cuối tháng 03.

Tính luỹ kế đến ngày 15/04, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp này đạt 74,14 tỷ USD, tăng 15,5% (tăng 9,94 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 63% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Xuất nhập khẩu đạt hơn 237,97 tỷ USD, khu vực FDI chiếm ưu thế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phát hiện trên 25 tấn vitamin, collagen không rõ chất lượng tuồn vào Bắc Ninh
Chi cục QLTT tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm BVSK không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Startup đồ uống: Làm gì để bứt phá giữa một thị trường bão hòa?
Thị trường đồ uống Việt Nam đang chứng kiến một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Từ những chuỗi cà phê nổi tiếng đến các quán trà sữa đứng góc phố, từ nước ép trái cây tươi đến đồ uống healthy - thị trường dường như đã bão hòa với vô số thương hiệu lớn nhỏ.

Tin mới

Hơn 500 cán bộ y tế tham gia hội thảo Dinh dưỡng Tiết chế 2025: Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư
Ngày 27/04 tại Hà Nội, Hội Tiết chế Dinh dưỡng Việt Nam tổ chức Đại hội nhiệm kỳ II (2025-2030) kết hợp với Hội thảo Dinh dưỡng Tiết chế 2025 với chủ đề “Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư”. Chương trình có sự tham gia đồng hành của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).
Khi doanh nghiệp Việt bước vào đường đua chuyển đổi số
Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển mình vào kỷ nguyên số, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghệ không thể đảo ngược. Chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn xa xỉ mà đã trở thành yêu cầu tất yếu để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay.
Người Việt mua sắm online: Thông minh hơn, khó tính hơn
Cuộc cách mạng thương mại điện tử tại Việt Nam đã tạo ra một thế hệ người tiêu dùng mới - những người mua sắm trực tuyến thông minh, tinh tế và đòi hỏi cao hơn bao giờ hết. Sự chuyển đổi này không chỉ thay đổi cách người Việt mua sắm mà còn định hình lại toàn bộ thị trường bán lẻ trong nước.