0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 25/09/2024 10:15 (GMT+7)

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục phục hồi mạnh mẽ

Theo dõi KT&TD trên

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 8/2024 tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2023, mang về 983 triệu USD. Hầu hết sản phẩm xuất khẩu chính đều ghi nhận tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin, top 5 sản phẩm xuất khẩu nhiều nhất trong tháng 8/2024 là tôm chân trắng, cá tra, cá ngừ, tôm sú và mực. Tính chung 8 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt 6,3 tỷ USD, tăng trưởng 9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tôm chân trắng mang về doanh số xuất khẩu lớn nhất, với 1,76 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu tôm chân trắng sang EU tăng trưởng mạnh nhất trong top các thị trường tiêu thụ chính, tăng gần 18%. Trong đó, 3 thị trường lớn nhất trong khối là Đức, Hà Lan và Bỉ đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số, lần lượt 12%, 24% và 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục phục hồi mạnh mẽ - Ảnh 1

Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ nhiều nhất tôm chân trắng của Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm chân trắng sang Hoa Kỳ 8 tháng năm 2024 chỉ tăng gần 7%; xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng khiêm tốn 2,4%. Trong khi đó, xuất khẩu tôm chân trắng sang Trung Quốc chỉ tương đương so với cùng kỳ năm ngoái.

Tôm sú cùng nằm trong top 5 loài thủy sản xuất khẩu lớn nhất trong 8 tháng năm 2024, nhưng giá trị xuất khẩu giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 295 triệu USD. Tôm sú Việt Nam vẫn giữ được vị thế khá tốt ở Nhật Bản và EU, nên dù tình hình thị trường chung không mấy khả quan, XK tôm sú sang 2 thị trường này vẫn tăng 7% và 10% so với cùng kỳ.

VASEP cho hay trong tuần thứ 2 của tháng 9/2024, giá tôm chân trắng ướp lạnh nguyên con tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm 2023. So với đầu tháng 8/2024, giá tôm 30 con và 40 con tăng khoảng 40%. Tôm cỡ nhỏ hơn tăng 13%-19% so với mức đầu tháng 8. Giá xuất khẩu tôm chân trắng Việt Nam sang Hoa Kỳ có xu hướng tăng kể từ tháng 2 năm nay. Giá xuất khẩu tôm chân trắng sang thị trường Nhật Bản dự kiến cũng tăng do các sản phẩm giá trị gia tăng, chế biến sẵn của Việt Nam vẫn được ưa chuộng, và đồng yên tăng giá

Cũng theo, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết với kim ngạch gần 1,3 tỷ USD, cá tra mang về doanh số xuất khẩu lớn thứ 2 trong 8 tháng năm 2024, cao hơn 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Điểm đến kỳ vọng nhất trong năm 2024 vẫn là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch 226 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, xuất khẩu cá tra Trung Quốc và EU đều giảm nhẹ.

Là nước nhập khẩu cá tra lớn nhất từ Việt Nam, nhưng do giá nhập khẩu thấp (chỉ dao động từ 1,9 - 2 USD/kg), nên xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chưa thể khởi sắc. Tình hình kinh tế khó khăn ở Trung Quốc khiến cho các nhà nhập khẩu nước này thận trọng hơn. Bù đắp lại, xuất khẩu cá tra sang các thị trường Nam Mỹ như Brazil, Colombia lại bứt phá rất tốt: tăng lần lượt 28% và 44%, đồng thời sang Mexico cũng tăng 18%.

Xuất khẩu cá ngừ 8 tháng năm 2024 đạt 648 triệu USD, tăng 48%. Thế mạnh chủ lực của cá ngừ xuất khẩu là cá hộp tăng 19% và xuất khẩu cá ngừ nguyên liệu đóng hộp như loin cá ngừ vây vàng và cá ngừ vằn. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu cá ngừ trong nửa đầu năm chủ yếu là từ lượng hàng dự trữ cuối năm và những tháng đầu năm. Dự báo những tháng cuối năm 2024 và năm 2025, xuất khẩu cá ngừ sẽ ít hơn, do không có đủ nguyên liệu để chế biến xuất khẩu.

Không chỉ bị ảnh hưởng bởi vấn đề nguyên liệu, xuất khẩu mực Việt Nam còn bị chi phối bởi sức tiêu thụ giảm trong bối cảnh kinh tế thế giới đang hồi phục chậm. Tính đến hết tháng 8/2024, xuất khẩu mực đạt 220 triệu USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ. Trong đó, chỉ có thị trường Trung Quốc tăng 22% nhập khẩu mực Việt Nam, xuất khẩu sang các thị trường chính khác đều giảm. Trong khi đó, xuất khẩu bạch tuộc đạt 185 triệu USD, tăng nhẹ 2,5%.

VASEP nhận định, với mức tăng 14,5% xuất khẩu thủy sản trong tháng 8 mang lại tín hiệu tích cực cho cộng đồng ngành thủy sản. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức lớn đang ảnh hưởng đến ngành thủy sản xuất khẩu, như thẻ vàng IUU đối với thị trường EU, thuế chống trợ cấp tôm đối với thị trường Mỹ…

Tới cuối tháng 10.2024, sẽ có kết luận liên quan đến 2 vấn đề này, khi đó bức tranh ngành thủy sản cuối năm 2024 và năm 2025 sẽ nhìn rõ hơn.

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu thủy sản tiếp tục phục hồi mạnh mẽ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

VinFast Minio Green – xe nhỏ hiện thực hóa giấc mơ ô tô
Giá mềm hơn những mẫu xe xăng rẻ nhất thị trường tới cả trăm triệu đồng trong khi chỉ cần chuẩn bị 50 triệu đồng để có xe, Minio Green giúp người trẻ nhận ra, cơ hội lên đời 4 bánh chưa bao giờ dễ dàng đến thế.
Xu hướng quán bar 2025: Thế giới đồ uống đang thay đổi như thế nào?
Ngành công nghiệp quán bar đang bước vào thời kỳ đổi mới mạnh mẽ với sự bùng nổ của đồ uống không cồn, cocktail chức năng, công nghệ pha chế hiện đại và trải nghiệm nhập vai. Những xu hướng này không chỉ định hình phong cách sống mà còn mở ra tương lai mới cho thế giới đồ uống.
Ngành chè Việt trước làn sóng matcha: Thách thức và cơ hội
Cơn sốt matcha toàn cầu mở ra cơ hội lớn cho ngành chè Việt Nam, nhưng để tận dụng, cần vượt qua thách thức về công nghệ, thương hiệu và chế biến sâu. Liệu Việt Nam có thể vươn lên và cạnh tranh với Nhật Bản trong thị trường tiềm năng này?

Tin mới

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói 2025: Đổi mới, bền vững và cạnh tranh toàn cầu
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) năm 2025 đang chứng kiến sự đổi mới mạnh mẽ với xu hướng bền vững, cá nhân hóa và ứng dụng AI. Khi thị trường toàn cầu mở rộng, các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng với nhu cầu tiêu dùng xanh, thương mại điện tử phát triển và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tập trung giải quyết 1533 dự án tồn đọng; trách nhiệm tới đâu, xử lý tới đó, không để sai chồng sai
Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1533 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; "đánh chuột nhưng không vỡ bình", không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo.