0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 17/07/2023 15:10 (GMT+7)

Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 4 tỷ USD

Theo dõi KT&TD trên

Dự kiến chỉ sau 7 tháng của năm nay, giá trị xuất khẩu rau quả sẽ vượt qua cả con số gần 3,2 tỷ USD của năm ngoái. Ngành hàng rau quả hoàn toàn có khả năng đạt mục tiêu 4 tỷ USD cho cả năm và thậm chí xác lập kỷ lục mới.

Xuất khẩu rau quả đang là điểm sáng của ngành nông nghiệp. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước đạt 2,75 tỷ USD, tăng mạnh 64% so với cùng kỳ năm trước và bằng 81,8% của cả năm ngoái.

Trong các mặt hàng, sầu riêng tăng trưởng mạnh nhất, sau đó là thanh long, chuối, xoài, mít, dưa hấu, vải thiều… Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu số 1 rau quả Việt Nam. Nửa đầu năm, thị trường Trung Quốc chiếm gần 59% thị phần, thứ hai là Mỹ, sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan…

Dấu ấn trong nửa đầu năm phải kể đến mặt hàng sầu riêng. Sầu riêng đã “vượt mặt” thanh long trở thành sản phẩm xuất khẩu đứng đầu với giá trị 850 triệu USD, trong khi thanh long mới đạt trên 310 triệu USD.

Nhiều yếu tố thuận lợi giúp xuất khẩu rau quả lập kỷ lục trong năm nay

Việt Nam hiện có 293 vùng trồng và 115 cơ sở đóng gói sầu riêng đã được phía Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu chính thức sang thị trường này. Cục Bảo vệ thực vật cho biết, đơn vị này đang làm việc với Hải quan Trung Quốc để thống nhất lịch kiểm tra tiếp theo cho khoảng 400 vùng trồng và 60 cơ sở đóng gói sầu riêng đã gửi hồ sơ cho phía Trung Quốc.

Dự kiến chỉ sau 7 tháng của năm nay, giá trị xuất khẩu rau quả sẽ vượt qua cả con số gần 3,2 tỷ USD của năm ngoái. Ngành hàng rau quả hoàn toàn có khả năng đạt mục tiêu 4 tỷ USD cho cả năm và thậm chí xác lập kỷ lục mới.

Cùng với sự mở cửa trở lại của Trung Quốc sau dịch COVID-19 là sự tăng trưởng ấn tượng của mặt hàng sầu riêng, cũng như sự đa dạng hóa thị trường đang để lại dấu ấn xuất khẩu rau quả chưa từng có.

Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 14 trên thế giới về sản xuất cây ăn trái với tổng diện tích trên 1,2 triệu hecta. Giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam bắt đầu vượt mốc 1 tỷ USD từ năm 2013 và liên tục nhiều năm gần đây vượt mức 3 tỷ USD mỗi năm.

Nhiều yếu tố thuận lợi giúp xuất khẩu rau quả lập kỷ lục trong năm nay

Dự báo, trong quý 3 và 4 tới sẽ có gần 7,6 triệu tấn các loại trái cây chính cần tiêu thụ như xoài, chuối, thanh long, dứa, cam, vải, nhãn, sầu riêng, mít, bơ... Như vậy, có thể thấy, nguồn cung trái cây đang và sẽ rất dồi dào, đáp ứng tốt các đơn hàng xuất khẩu trong thời gian tới.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định: "Nếu giữ đà tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm nay, xuất khẩu rau quả chắc chắn năm 2023 sẽ đạt trên 5 tỷ USD. Đó là hầu như chúng ta mới xuất khẩu thô, sản phẩm ở dạng quả tươi. Nếu đầu tư tốt hơn nữa cho chế biến sâu, làm tốt công tác giống, quy trình canh tác, khai thác tiềm năng, mở rộng thị trường thì con số 10 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả Việt Nam trong tương lai gần hoàn toàn có thể đạt được..."

Tiếp tục dấu ấn thành công sau sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục đàm phán để xuất khẩu dừa tươi sang Hoa Kỳ; thống nhất với Nhật Bản về tem mới đối với mặt hàng xoài và thanh long tươi của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này từ 01/8/2023. Bộ trao đổi với Tổng Cục Hải quan Trung Quốc để hoàn thiện dự thảo Nghị định thư về yêu cầu nhập khẩu ớt và các loại quả tươi truyền thống của Việt Nam (trừ chuối)…

Trung Anh (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 4 tỷ USD. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chủ xe tiết lộ 3 lý do xe máy điện VinFast “đáng mua” hơn xe xăng
Thiết kế thời thượng, nhiều tính năng tiên tiến, chi phí sở hữu đã thấp còn thấp hơn với nhiều chính sách ưu đãi như chương trình “Phủ xanh Việt Nam” đang diễn ra (ưu đãi tới 12 triệu đồng),… là những yếu tố khiến nhiều người chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện VinFast.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.