0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 01/07/2024 09:22 (GMT+7)

Xuất khẩu gạo đạt gần 3 tỷ USD

Theo dõi KT&TD trên

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 4,68 triệu tấn gạo các loại, thu về 2,98 tỷ USD.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế từ đầu năm đến nay, khi duy trì được đà tăng trưởng ấn tượng. Mặt hàng gạo đã góp phần quan trọng vào sự khởi sắc này.

Báo cáo của Bộ cho biết, tháng 6 đầu năm 2024, cả nước thu hoạch 3,48 triệu ha lúa, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái; năng suất bình quân 67,1 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha; sản lượng trên diện tích đã thu hoạch đạt 23,3 triệu tấn, tăng 1,6%. Năm nay, dự kiến nước ta sẽ xuất khẩu từ 7,5 đến 8 triệu tấn gạo. Hiện nay, hoạt động xuất khẩu gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa của cả nước - đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 4,68 triệu tấn gạo các loại, thu về 2,98 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2023, lượng xuất khẩu chỉ tăng 10,4%, nhưng giá trị tăng 32% nhờ giá xuất khẩu gạo ở mức cao (theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ngày 26/6, giá gạo 5% tấm là 657 USD/tấn, gạo 25% tấm là 543 USD/tấn).

Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo năm 2024 có thể mang về khoảng 5,3 tỷ USD. Đây là con số ấn tượng và cho thấy triển vọng tươi sáng cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam. Ảnh minh họa
Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo năm 2024 có thể đạt khoảng 5,3 tỷ USD. Đây là con số ấn tượng và cho thấy triển vọng tươi sáng cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam. Ảnh minh họa

Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động và nhu cầu lương thực tăng mạnh, Việt Nam đã khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế ngành hàng lúa gạo. Xuất khẩu gạo không chỉ tăng về sản lượng mà giá trị cũng đạt mức cao.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhận định xuất khẩu gạo Việt Nam tăng mạnh do nhu cầu lương thực toàn cầu tăng cao sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo thường. Các thị trường chính như Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ghana... đều tăng mua gạo Việt Nam, đặc biệt là Philippines.

Theo VFA, xuất khẩu gạo của Việt Nam từ giờ đến cuối năm 2024 dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, với doanh thu ước tính khoảng 5,3 tỷ USD. Bên cạnh sự gia tăng về sản lượng và giá trị xuất khẩu, nhu cầu lương thực toàn cầu cao và lợi thế về giá cả cũng mang lại cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế. Những kết quả này không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn khẳng định chất lượng và uy tín của gạo Việt Nam trên thế giới.

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu gạo đạt gần 3 tỷ USD. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Lấp lỗ hổng "tiền buông, hậu bỏ" ngăn hàng giả, hàng nhái
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tăng tính răn đe, dự thảo luật bổ sung xử lý hình sự, thu hồi giấy phép, công bố các vi phạm của doanh nghiệp trên nền tảng số quốc gia.
Giá vàng trong nước giảm, nhiều người tranh thủ mua vào
Ngày 16/5, thị trường vàng trong nước ghi nhận những biến động mạnh với giá liên tục đảo chiều. Mỗi đợt điều chỉnh đều ghi nhận mức tăng, giảm lên tới cả triệu đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.