0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 16/11/2024 19:25 (GMT+7)

Xử phạt vi phạm hành chính 2 doanh nghiệp và 23 nhà đầu tư cá nhân

Theo dõi KT&TD trên

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra các quyết định phạt hành chính đối với 2 công ty gồm CTCP Quản lý quỹ đầu tư Đỏ, Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn quản lý Biển Đông và 23 cá nhân

Do các hành vi vi phạm trong hoạt động; không công bố thông tin về tài chính; cho mượn tài khoản để giao dịch dẫn đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu GKM.

Ngày 14/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 470/QĐ-XPHC, xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Đỏ (địa chỉ trụ sở chính tại phòng 4, lầu 9, The Landmark, số 5B Đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) với mức phạt tiền 85 triệu đồng do vi phạm: không tách biệt về trụ sở với các tổ chức khác.

Cụ thể, Công ty đăng ký trụ sở chính tại phòng 4, lầu 9, The Landmark, số 5B Đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, địa chỉ này đồng thời là địa chỉ trụ sở chính của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Đỏ tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0317063961 cấp ngày 10/8/2023.

Được biết, hoạt động chính của Red Capital là quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán. Red Capital cũng là đơn vị quản lý quỹ đầu tư hạ tầng Red One (R1MF). Đây là quỹ sẽ chủ yếu tập trung đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu của các doanh nghiệp niêm yết, chưa niêm yết trong lĩnh vực bất động sản và hạ tầng.

Xử phạt vi phạm hành chính 2 doanh nghiệp và 23 nhà đầu tư cá nhân

Cùng ngày 14/11, Công ty TNHH Đầu tư và Tư vấn quản lý Biển Đông (địa chỉ trụ sở chính tại phòng 706 tầng 7, tòa nhà 362 Phố Huế, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng bị Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 469/QĐ-XPVPHC, xử phạt hành chính số tiền 85 triệu đồng do hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.

Trước đó, Công ty không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đối với: Báo cáo tài chính năm 2021; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên 2021; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên 2021; Báo cáo tài chính bán niên 2021; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2020; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2020; Báo cáo tài chính năm 2020; Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021; Tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2021.

Xử phạt vi phạm hành chính 2 doanh nghiệp và 23 nhà đầu tư cá nhân
Trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Cũng trong ngày 14/11, căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 1240/QĐ-XPHC, xử phạt hành chính đối với 23 cá nhân cho mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán dẫn đến hành vi vi phạm thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu GKM, cụ thể như sau:

Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán hoặc đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Cụ thể, nhà đầu tư Nguyễn Văn Đạo, Lê Thị Nguyệt, Nguyễn Phi Điệp, Nguyễn Thị Yến, Hoàng Văn Hải, Hoàng Trường Vinh, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Mạnh Thắng, Nguyễn Quang Huy, Đỗ Quang Trung, Phạm Tiến Đạt, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Thu, Phạm Ngọc Thuyết, Phạm Thị Cẩm Vân, Hoàng Văn Minh, Nguyễn Văn Tùng, Vũ Thị Nhung, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Giang, Lê Trọng Long, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phạm Sĩ Giang đã cho ông Nguyễn Việt Hà mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán dẫn đến hành vi thao túng thị trường chứng khoán (thao túng giá cổ phiếu GKM) trong giai đoạn từ ngày 2/8/2021 đến ngày 28/1/2022.

Căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát, chưa có cơ sở cho thấy 23 cá nhân nêu trên có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm.

Đồng thời, căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 1240/QĐ-XPHC ngày 14/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 1241/QĐ-UBCK, áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với 23 cá nhân nêu trên, cụ thể:

Cấm giao dịch chứng khoán có thời hạn 2 năm kể từ ngày 14/11/2024, theo quy định; Cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn 2 năm kể từ ngày 14/11/2024, theo quy định.

Bạn đang đọc bài viết Xử phạt vi phạm hành chính 2 doanh nghiệp và 23 nhà đầu tư cá nhân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.