0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 10/08/2024 08:12 (GMT+7)

Vụ mua bán hóa đơn 64.000 tỷ: 99/113 DN liên quan đăng ký tại TP.HCM

Theo dõi KT&TD trên

Theo Bản án số 115/2023/HS-ST của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ, trong 113 doanh nghiệp liên quan đến hoạt động bán hoá đơn trái phép, có tới 99 doanh nghiệp có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại TP. HCM

Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã nhận được Bản án số 115/2023/HS-ST của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ về kết quả xét xử sơ thẩm vụ án mua bán trái phép hóa đơn xảy ra tại tỉnh Phú Thọ và nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước. Tòa án tỉnh Phú Thọ gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trên cả nước về việc rà soát, xử lý hóa đơn không hợp pháp,

Theo đó, tòa án xác định trong thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 10/2022, bị cáo Nguyễn Minh Tú đã trực tiếp và thông qua 73 đối tượng trung gian, sử dụng 646 công ty, để bán trái phép 1.025.712 hóa đơn giá trị gia tăng cho 88.053 đơn vị, tổ chức với tổng doanh số là gần 64.000 tỷ đồng. Tú thu được hơn 294 tỷ đồng.

Vụ mua bán hóa đơn 64.000 tỷ: 99/113 DN liên quan đăng ký tại TP.HCM
Trong 113 doanh nghiệp liên quan đến hoạt động bán hoá đơn trái phép, có tới 99 doanh nghiệp có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại TP. HCM (ảnh minh họa)

Đồng thời Nguyễn Minh Tú cũng thành lập 6 công ty tài chính để hợp thức hóa việc thanh toán qua ngân hàng.

Số tiền này, Tú đã chia cho Võ Tấn Lộc (là người điều hành các công ty tài chính của Tú) hơn 12 tỷ đồng; trả cho Nguyễn Thị Huế (là người giúp Tú 'mua' các doanh nghiệp) hơn 31 tỷ đồng; còn lại Tú tự nguyện giao nộp số tiền hơn 15 tỷ đồng. Như vậy, Nguyễn Minh Tú còn phải nộp số tiền hưởng lợi là gần 235 tỷ đồng.

Bị cáo Nguyễn Minh Tú (sinh năm 1992, trú tại phường Tam Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) phạm tội 'mua, bán trái phép hóa đơn' và 'làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức' bị tuyên phạt 7 năm tù.

Vào tháng 5/2024, Tổng Cục thuế đã có văn bản công bố danh sách 524/637 công ty mua có hoạt động bán hóa đơn trái pháp luật.

Đến nay, Tổng cục Thuế tiếp tục công bố danh sách 113 công ty còn lại.

Theo danh sách của cơ quan thuế công khai, trong số 113 doanh nghiệp này, có tới 99 doanh nghiệp có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại TP. HCM; 14 doanh nghiệp còn lại có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại TP. Hà Nội và tỉnh Khánh Hoà.

Để tiếp tục xử lý thuế đối với các hành vi mua, bán hóa đơn trái pháp luật, Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế thực hiện khai thác dữ liệu hóa đơn điện tử, thu thập hóa đơn giấy (nếu có) của 113 công ty trên đây để áp dụng các biện quản lý thuế theo quy định.

Trần Lê

Bạn đang đọc bài viết Vụ mua bán hóa đơn 64.000 tỷ: 99/113 DN liên quan đăng ký tại TP.HCM. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.