0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 07/11/2024 06:40 (GMT+7)

Vốn tín dụng cho “tam nông”

Theo dõi KT&TD trên

Trong nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước luôn xác định việc thúc đẩy phát triển tín dụng cho “tam nông” (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) là một mục tiêu cốt lõi trong chương trình hành động của ngành nhằm thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước,

Chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông nghiệp - nông thôn một cách bền vững.

Theo Vụ trưởng Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) Hà Thu Giang, bám sát các chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, ngành ngân hàng luôn xác định “tam nông” là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn tín dụng.

Số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến nay, dư nợ tín dụng nông nghiệp, nông thôn đạt gần 3,3 triệu tỷ đồng, chiếm 1/4 tổng vốn tín dụng của toàn nền kinh tế. Trong đó, dư nợ doanh nghiệp khoảng 31,5%; dư nợ cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh khoảng 68,3%; dư nợ hợp tác xã và đối tượng khác khoảng 0,25%.

Vốn tín dụng cho “tam nông”
Ảnh minh họa.

Hiện nay, cả nước có hơn 90 tổ chức tín dụng và gần 1.100 quỹ tín dụng nhân dân tham gia cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, với mạng lưới mở rộng, phủ khắp đến vùng sâu, vùng xa để giúp người dân vùng khó khăn có thể tiếp cận được nguồn vốn vay và dịch vụ ngân hàng một cách dễ dàng.

Để nguồn vốn phục vụ “tam nông” thông suốt, ngành ngân hàng thường xuyên rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý, nhất là các quy định về hoạt động cấp tín dụng; điều hành chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần đầu tư vào lĩnh vực này.

Ngân hàng Nhà nước cũng kịp thời ban hành hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức triển khai các chương trình, chính sách tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp; chỉ đạo hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng.

Bên cạnh đó, NHNN đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP phù hợp hơn với yêu cầu đặt ra về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong tình hình mới; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị-xã hội đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin về chủ trương, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn,...

Mới đây nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Nhà nước đã ký quy chế phối hợp thúc đẩy tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Trước đó, bộ này cũng đã ký với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) về hợp tác, đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp gắn với bảo hiểm nông nghiệp theo chuỗi giá trị và phát triển vùng nguyên liệu,…

Là ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển “tam nông”, Phó Tổng Giám đốc Agribank Hoàng Minh Ngọc cho hay, tỷ trọng cho vay lĩnh vực “tam nông” tại ngân hàng trong các năm qua luôn chiếm hơn 60% tổng dư nợ cho vay.

Sau khi Đề án “Điểm giao dịch lưu động” của Agribank được chấp thuận triển khai, từ khi hoàn thành giai đoạn I, đến nay Agribank đã có 68 xe, 65 chi nhánh trên địa bàn 59 tỉnh thành phố; triển khai tương đối đầy đủ các dịch vụ ngân hàng như: Giải ngân, thu nợ, chuyển tiền,... giúp nguồn vốn tín dụng Agribank phủ kín 100% số xã trên cả nước.

Diên Vĩ

Bạn đang đọc bài viết Vốn tín dụng cho “tam nông”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng tín dụng tại Hà Nội đạt 18,38%
Cuối tháng 11/2024, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 4.282 nghìn tỷ đồng, tăng 0,79% so với cuối tháng trước và tăng 18,38% so với thời điểm kết thúc năm 2023.
Thị trường vốn cần “đòn bẩy” từ quỹ bảo hiểm, hưu trí
Để nâng tầm thị trường vốn Việt Nam, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa việc phát triển mô hình Quỹ hưu trí tự nguyện, đồng thời thúc đẩy người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ, vừa đảm bảo an sinh xã hội vừa gia tăng khả năng huy động vốn một cách bền vững.
Quy định mới liên quan đến thuế
Nhiều quy định mới về khuyến mại, trái phiếu, hoạt động thương mại biên giới, thuế, bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Không lo lãi suất cho vay tăng mạnh
Chênh lệch giữa tốc độ huy động vốn và cho vay đang gia tăng. Điều này được cho sẽ gây ra áp lực khiến lãi suất đầu vào tăng, kéo lãi vay lên theo. Tuy nhiên, chuyện không hẳn như vậy.
An Giang:Tăng cường kiểm tra ngăn chặn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường
Đội Quản lý Thị trường số 3 thuộc Cục Quản lý Thị trường tỉnh An Giang,phối hợp với Công an huyện Thoại Sơn đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và tạm giữ trên 1.000 sản phẩm áo len kiểu nữ các loại, trị giá trên 100 triệu đồng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; Đoàn kiểm tra tiếp tục xác minh làm rõ, xử lý

Tin mới

Mật ong rừng Việt Nam - Tiềm năng lớn cần được khai phá
Mật ong rừng tự nhiên là một trong những sản vật quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Việt Nam. Với hệ sinh thái rừng nhiệt đới phong phú trải dài từ Tây Nguyên, Tây Bắc đến Nam Trung Bộ, mật ong rừng Việt Nam nổi bật với độ tinh khiết và giá trị dinh dưỡng cao.
Xu hướng mua sắm mùa Tết 2025
Trước bối cảnh kinh tế còn khó khăn, các chuyên gia cho rằng, dịp Tết năm 2025, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng tiếp tục là mùa Tết tiết kiệm, đơn giản và thiết thực.
Các nhà bán lẻ nỗ lực ổn định nguồn cung, kỳ vọng thị trường bùng nổ cuối năm
Cuối năm là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh để chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết. Để thành công trong mùa mua sắm cuối năm, ngành bán lẻ không chỉ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về hàng hóa, mà còn phải triển khai các chiến lược kích cầu, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam bứt phá, hướng đến kỷ lục 7,2 tỷ USD
Ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong năm 2024. Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu rau quả dự kiến đạt mốc 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.