0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 25/08/2023 10:11 (GMT+7)

Giải pháp vốn - Tín dụng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 

Theo dõi KT&TD trên

Đa số các DN khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng là mới thành lập, có quy mô nhỏ, năng lực tài chính, trình độ quản trị hạn chế. Dù đã từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh nhưng đến nay nhiều DN vẫn chưa đủ khả năng trả hết các khoản nợ đã được cơ cấu lại và khoản nợ đến hạn.

Giải pháp vốn - Tín dụng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.(Ảnh minh họa)  
Giải pháp vốn - Tín dụng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.(Ảnh minh họa)

Tại chương trình kết nối “Các giải pháp vốn tín dụng” do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (Hanoisme) phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội (Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội) tổ chức vào chiều 24/8, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội Đặng Thị Hương cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chịu tác động mạnh của các biến đổi và thách thức không ngừng, việc nâng cao hiệu suất sản xuất kinh doanh đòi hỏi sự đầu tư thông minh và hiệu quả về vốn và tín dụng.

Thời gian qua, Chính phủ, UBND TP Hà Nội đã triển khai hệ thống chính sách đồng bộ thông qua việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tiếp cận các nguồn lực để phát triển.

DNNVVV được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên được áp dụng chính sách trần lãi suất cho vay ngắn hạn, khác. Song, sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp, nền kinh tế bị suy giảm, dẫn tới việc các ngân hàng khó giải ngân tín dụng… nên việc tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất về vốn – tín dụng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hà Nội chia sẻ, đa số các DN khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng là mới thành lập, có quy mô nhỏ, năng lực tài chính, trình độ quản trị hạn chế. Dù đã từng bước phục hồi sản xuất kinh doanh nhưng đến nay nhiều DN vẫn chưa đủ khả năng trả hết các khoản nợ đã được cơ cấu lại và khoản nợ đến hạn.

Khó khăn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó gốc của vấn đề là thị trường. Trước bối cảnh kinh tế khó khăn, các DN thiếu đơn hàng để sản xuất, trong khi chi phí sản xuất tăng cao khiến hiệu quả hoạt động suy giảm. Nhiều DN phải cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất, thậm chí phải đóng cửa, ngừng hoạt động vì thua lỗ, dẫn tới nhu cầu vốn vay giảm. Bản thân các ngân hàng cũng không thể tự ý hạ tiêu chuẩn, điều kiện cho vay mà vẫn phải theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quản trị rủi ro, an toàn hệ thống.

Theo ông Mạc Quốc Anh giải pháp cho DN, nhất là nhóm nhỏ và vừa, nếu ngân hàng cắt giảm điều kiện cho vay, cơ cấu lại khoản vay cũ, giảm gánh nặng chi phí thì DN sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn, tổng vốn vay nhiều hơn. Hiện tỷ lệ vay tín chấp chỉ chiếm 15-20% số lượng vay vốn, DN mong muốn được vay tín chấp đến 35%, phần còn lại là tài sản bảo đảm. Về điều kiện cho vay, ông Mạc Quốc Anh cho rằng, ngân hàng có thể giảm bớt đến 50%, chỉ giữ lại những điều kiện cơ bản. Tuy nhiên, ông Mạc Quốc Anh cũng cho rằng, các DN phải được hỗ trợ về đầu ra để có nguồn thu trả nợ ngân hàng. Các chính sách về thúc đẩy đầu tư công, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hay các chương trình xúc tiến thương mại cần được thúc đẩy hơn nữa. Bản thân các DN nhỏ và vừa cũng phải tích cực tham gia, tái cấu trúc hoạt động để phù hợp với bối cảnh thị trường. “Muốn vay được vốn ngân hàng, DN cần cung cấp hồ sơ, lịch sử thanh toán, công nợ, có đối tác uy tín hợp tác lâu dài thì sẽ được ưu tiên”, ông Mạc Quốc Anh nói.

Từ góc độ ngân hàng, đại diện SHB cho biết, để hỗ trợ DN, đơn vị đã rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt hồ sơ, cắt giảm thủ tục hành chính. SHB cũng đã tích cực nghiên cứu thị trường, đưa các sản phẩm cho vay lên các trang web để DN dễ dàng nhận biết. Trong thời gian tới, các ngân hàng thương mại sẽ không ngừng nâng cấp các giải pháp tài chính nhằm tối ưu hóa trải nghiệm và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng trên cơ sở cải tiến các sản phẩm dịch vụ, đa dạng kênh phân phối. Đặc biệt, hiện nay các ngân hàng đang đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số toàn diện, nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tiếp cận vốn của tập khách hàng số lớn; hỗ trợ DN tiếp cận vốn mọi lúc, mọi nơi; đẩy nhanh thời gian cung ứng dịch vụ tới khách hàng, góp phần hỗ trợ sự phát triển bền vững của cộng đồng DN nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp vốn - Tín dụng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa . Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Khi tư nhân dấn thân vào giấc mơ hạ tầng quốc gia
Chúng ta đã quen với việc tư nhân làm khu công nghiệp, làm khu đô thị, làm ô tô, xe điện… Nhưng khi một doanh nghiệp đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam, một dự án mang tầm vóc chiến lược quốc gia – thì phản ứng đầu tiên thường là ngờ vực...

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.