0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 20/03/2025 06:40 (GMT+7)

Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo dõi KT&TD trên

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số và giải ngân từ 95% kế hoạch vốn đầu tư công được giao trong năm 2025, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, thi công các công trình, dự án.

Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Khối nhà hiệu bộ kết hợp lớp học trường THPT Trần Phú cơ bản đã hoàn thiện.

Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của tỉnh Vĩnh Phúc là hơn 7.179 tỷ đồng, trong đó, vốn Trung ương giao hơn 6.898 tỷ đồng; vốn tăng thu ngân sách tỉnh từ các năm còn lại chưa phân bổ chuyển nguồn sang trên 281 tỷ đồng. Để giải ngân hết nguồn vốn được giao, ngay đầu năm, UBND tỉnh đã phân bổ hơn 6.501 tỷ đồng cho các công trình, dự án theo đúng nguyên tắc, quy định của Luật Đầu tư công. Cấp tỉnh đã phân bổ hơn 3.518/3.915 tỷ đồng bố trí cho 6 dự án quyết toán, hoàn thành; 63 dự án chuyển tiếp. Cấp huyện, xã phân bổ hơn 3.982 tỷ đồng cho các chương trình, mục tiêu.

Đồng thời, yêu cầu các Sở, ngành, địa phương, các Ban quản lý dự án tập trung khắc phục, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công trên cơ sở gắn trách nhiệm với người đứng đầu. Các chủ đầu tư khẩn trương đôn đốc phân bổ hết nguồn vốn được giao năm 2025 theo đúng quy định; tăng cường công tác phối hợp trong tháo gỡ các điểm nghẽn về giải phóng mặt bằng; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chấp hành nghiêm các quy định trong quản lý, sử dụng và thanh toán vốn; xây dựng kế hoạch thực hiện, giải ngân chi tiết cho từng dự án.

Với việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, hết ngày 31/01/2025, toàn tỉnh đã giải ngân được 661,8 tỷ đồng, bằng 9,6% so với kế hoạch vốn Trung ương giao, cao hơn cùng kỳ năm 2024 và cao hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung cả nước. Tuy nhiên, việc giải ngân nguồn vốn năm 2025 gặp không ít khó khăn do một số dự án còn chậm phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, gia hạn thời gian thực hiện. Tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án, thủ tục liên quan đến đất đai chậm do vướng mắc về thủ tục đền bù, thu hồi, giao đất, nhất là đối với các dự án giao thông như: Dự án hạ tầng giao thông kết nối Vùng Thủ đô trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Dự án mở rộng đường trục trung tâm khu đô thị mới Mê Linh; Dự án đường song song đường sắt đoạn Vĩnh Yên - Bình Xuyên; Dự án đường song song đường sắt đoạn từ đường Hợp Thịnh - Đạo Tú đến đường ĐT.304 kéo dài…

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, các huyện, thành phố đã phân bổ chi tiết nguồn vốn cho các công trình, dự án ngay khi được giao. Tính đến tháng 02/2025, huyện Lập Thạch đã phân bổ trên 236 tỷ đồng cho các dự án, tỷ lệ giải ngân vốn đạt trên 35%; huyện Yên Lạc đã phân bổ 284 tỷ đồng; huyện Vĩnh Tường phân bổ trên 462 tỷ đồng; huyện Bình Xuyên phân bổ trên 385 tỷ đồng vốn được giao. Tại các công trình, dự án, nhất là các dự án lớn, các chủ đầu tư, nhà thầu đã huy động tối đa phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục.

Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Dự án trục Bắc - Nam đô thị Vĩnh Phúc đang được nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công.

Cụ thể như: Tại Dự án Trung tâm y tế huyện Yên Lạc, để hoàn thành, bàn giao giai đoạn I của dự án dịp nghỉ lễ 30/4 – 01/5/2025, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các nhà thầu đã huy động lực lượng, phương tiện thi công các hạng mục còn lại. Theo báo cáo của UBND huyện Yên Lạc, dự án có tổng mức đầu tư hơn 313 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, với quy mô 250 giường bệnh, nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, giai đoạn 2021 - 2025. Đến nay, sau 15 tháng thi công, một số hạng mục chính của dự án đã cơ bản hoàn thành như: Nhà khám bệnh và kỹ thuật nghiệp vụ 5 tầng; nhà điều trị nội trú 7 tầng; hạng mục phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật.

Để hoàn thành cả 2 giai đoạn của dự án trước ngày 30/12/2025, chủ đầu tư đã đôn đốc các nhà thầu thi công liên tục, tăng ca, tăng kíp, bảo đảm tiến độ thực hiện các hạng mục theo đúng cam kết. Đồng thời, phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Y tế huyện Yên Lạc đánh giá thực trạng trang thiết bị y tế, bảo đảm việc đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Tại Dự án hạ tầng giao thông kết nối Vùng Thủ đô trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (tuyến đường Vành đai 5 - Thủ đô và đoạn tuyến đường ven chân núi Tam Đảo, kết nối giữa đường Vành đai 5 với Quốc lộ 2B đến Tây Thiên, đi Quốc lộ 2C và Tuyên Quang) có tổng mức đầu tư 1.800 tỷ đồng với tổng chiều dài là 26,7km. Đến nay, tổng số vốn đã bố trí cho dự án là hơn 1.000 tỷ đồng…

Theo Chỉ thị số 03 của Chủ tịch UBND tỉnh, Vĩnh Phúc phấn đấu đến hết quý II/2025 sẽ hoàn thành hồ sơ thanh toán và giải ngân 100% kế hoạch vốn đối với các công trình, đã hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2024; giải ngân trên 40% kế hoạch vốn bố trí đối với các công trình chuyển tiếp. Đến cuối quý III/2025, giải ngân tối thiểu 60% kế hoạch vốn được giao; đến ngày 31/12/2025, giải ngân trên 90% và đến hết ngày 31/01/2026 giải ngân từ 95% kế hoạch vốn đầu tư được giao trở lên.

Để hoàn thành mục tiêu trên và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt 2 con số, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, nghiệm thu khối lượng hoàn thành, thanh toán, giải ngân hết vốn được giao; tập trung thực hiện thu hồi vốn tạm ứng, quyết toán dự án hoàn thành. Tăng cường kiểm tra, giám sát lĩnh vực đầu tư công; đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động Tổ công tác đặc biệt về giải ngân đầu tư công; quyết liệt, chủ động xử lý, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn kịp thời, hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao gắn với trách nhiệm người đứng đầu.

Tại Hội nghị, UBND tỉnh nghe các địa phương báo cáo tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công được tổ chức cuối tháng 2 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông yêu cầu lãnh đạo các Sở ngành, địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu thi công huy động tối đa các nguồn lực, ưu tiên thi công các dự án đã có mặt bằng, tập trung triển khai nhanh chóng, hiệu quả với quyết tâm cao độ. Cùng với đó, tập trung tháo gỡ các vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Định kỳ hằng tháng, hằng quý báo cáo tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận để tổ chức, cá nhân có đất trong diện thu hồi các dự án ủng hộ, đồng tình với chủ trương của tỉnh nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển…

Bạn đang đọc bài viết Vĩnh Phúc: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Người dùng ô tô không cần quá lo về quy chuẩn khí thải
Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, theo dự thảo về quy chuẩn khí thải, nếu một chiếc ô tô được kiểm tra, bảo dưỡng đầy đủ đều có thể đáp ứng mức khí thải theo lộ trình. Người đang sử dụng ô tô không cần phải quá lo lắng.

Tin mới

Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.
Nước giải khát có đường: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, nhằm định hướng tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng là một trong các vấn đề được đặt ra khi sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Thảo luận về nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình với đề xuất của cơ quan soạn thảo.
Luật Thuế thu nhập DN (sửa đổi): Sắp xếp ưu đãi thuế hợp lý, bổ sung nhiều chính sách vượt trội
Dự thảo Luật Thuế thu nhập DN (sửa đổi) đã rà soát, sắp xếp lại ưu đãi thuế hợp lý một mặt không ảnh hưởng chính sách ưu đãi chung, nhưng cũng bổ sung các chính sách ưu đãi mới vượt trội để hỗ trợ DN mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn cần khuyến khích, Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định.