0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 29/05/2024 13:47 (GMT+7)

Vì sao người dân vẫn chưa đồng thuận ở cụm công nghiệp làng nghề Vân Từ

Theo dõi KT&TD trên

CCN làng nghề Vân Từ, tại thôn Từ Thuận, xã Vân Từ huyện Phú Xuyên có diện tích gần 7ha, với tổng mức đầu tư 185 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn có ý kiến chưa đồng thuận từ phía người dân địa phương.

Cụm công nghiệp làng nghề mức đầu tư 185 tỷ đồng

Ngày 26/6/2020, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định 2796/QĐ-UBND thành lập CCN làng nghề Vân Từ, có diện tích gần 7ha do Công ty CP HTC Toàn Cầu làm chủ đầu tư dự án với tổng mức đầu tư 185 tỷ đồng, được giao đất trong thời hạn 50 năm.

Vì sao người dân vẫn chưa đồng thuận ở cụm công nghiệp làng nghề Vân Từ (Bài 11) - Ảnh 1
Quy hoạch CCN làng nghề Vân Từ.

Tiếp đó, ngày 29/9/2021, Sở TN&MT Hà Nội ban hành văn bản số 7182/STNMT-CCQLĐĐ về việc hướng dẫn xác định ranh giới khu đất thu hồi để phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư liên quan đến thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN làng nghề Vân Từ, huyện Phú Xuyên.

Để dự án sớm được triển khai như mong muốn của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc và nghề khác của làng nghề may Vân Từ, ngày 19/10/2021, Sở TN&MT bước đầu bàn giao, xác định mốc giới nhằm phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN làng nghề Vân Từ với tổng diện tích dự kiến sẽ phải triển khai thu hồi là 65.971,0m2.

Trong đó có 57.513,7m2 là đất nông nghiệp của 47 hộ gia đình, cá nhân. Bên cạnh đó còn có 4.790,1m2 đất nông nghiệp của 143 hộ gia đình, cá nhân được giao theo Nghị định 64/NĐ-CP do các hộ bỏ ra làm sân bóng phục vụ phong trào thể dục thể thao. Ngoài ra còn có 3.667,2m2 đất công do UBND xã Vân Từ quản lý.

Vì sao người dân vẫn chưa đồng thuận ở cụm công nghiệp làng nghề Vân Từ (Bài 11) - Ảnh 2
Vị trí CCN làng nghề Vân Từ ngay trục đường chính vào thôn Từ Thuận.

CCN làng nghề Vân Từ khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu hoạt động của các nghề truyền thống ở xã Vân Từ, di chuyển cơ sở sản xuất xen kẽ trong khu dân cư, cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu dân cư.

Đi đôi với đó còn là dịp chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp ít hiệu quả sang lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân. Đồng thời là điểm lưu trữ, khai thác, phát triển làng nghề truyền thống, du lịch làng nghề.

Quá trình xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan CCN làng nghề Vân Từ đáp ứng các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm các tiêu chuẩn nhằm đáp ứng yêu cầu của các tổ chức, cá nhân cơ sở sản xuất phải di dời và bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường cho khu vực nơi đây.

Vì sao người dân vẫn chưa đồng thuận?

Nhằm bảo đảm các bước thực hiện dự án, ngày 3/6/2022, UBND huyện Phú Xuyên đã ban hành thông báo số 227/TB-UBND và kế hoạch thu hồi đất số 212/KH-UBND tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, GPMB thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN làng nghề Vân Từ.

Qua đó, UBND huyện Phú Xuyên đã ban hành các quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho 1 tổ chức cùng 47 gia đình, cá nhân với tổng diện tích thu hồi 61.180,9/65.971,0m2 (đạt hơn 93%).Đồng thời, bàn giao 61.180,9m2 cho chủ đầu tư theo quy định.

Tuy nhiên vẫn còn 75 gia đình, cá nhân có diện tích phải thu hồi với 2.685m2 cùng góp vào để làm sân bóng đá vẫn chưa đồng thuận, gây khó khăn cho công tác GPMB thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN Vân Từ.

Phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường đã có mặt tại địa phương để ghi nhận ý kiến của người dân địa phương về vấn đề này. Theo quan sát của phóng viên CCN làng nghề Vân Từ có vị trí đắc địa nằm trên trục đường chính và ngay đầu thôn Từ Thuận và giáp khu dân cư cũng như quần thể của thôn gồm: Nhà văn hóa, cây đa, giếng nước, khu đình làng…

Theo người dân địa phương cho biết hưởng ứng phòng trào xây dựng nông thôn mới thôn Từ Thuận không chỉ có cảnh quan tập trung cây đa, giếng nước, sân đình, nhà văn hóa tạo nên không gian văn hóa làng quê vô cùng đặc sắc. Việc xây dựng khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao là do lãnh đạo thôn vận động người dân cùng góp tiền, hiến đất để xây dựng. Nhờ có khu vui chơi, thể dục thể thao mà thanh thiếu niên địa phương hàng ngày rèn luyện sức khỏe, tránh xa các tệ nạn xã hội.

Vì sao người dân vẫn chưa đồng thuận ở cụm công nghiệp làng nghề Vân Từ (Bài 11) - Ảnh 3
Người dân địa phương trao đổi với Phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường.

Trong các cuộc đối thoại với chính quyền, doanh nghiệp người dân đã nhiều lần nói lên nguyện vọng của mình. Đồng thời, họ cũng đề nghị làm rõ vì sao quỹ đất nông nghiệp của thôn còn nhiều, có thể lấy triển khai dự án CCN. Tuy nhiên, người dân không hiểu vì sao dự án cứ phải lấy bằng được phần đất trục đường chính đầu thôn.

"Bên cạnh đó, khoảng cách tối thiểu của CCN tới khu dân cư liệu có đảm bảo, việc CCN nằm ngay trên trục đường chính, đầu thôn Từ Thuận liệu có phù hợp, phá vỡ không gian truyền thống của làng quê Việt Nam. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn chưa nhận được câu trả lời cụ thể nào từ chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng”, một người dân địa phương cho biết.

Người dân nói thêm: “Chúng tôi sẽ có văn bản gửi các cơ quan chức năng của TP.Hà Nội và Trung ương về việc này. Dự án triển khai cũng là phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Vậy vì sao không nhận được sự đồng thuận của người dân Từ Thuận, nhất là nguyện vọng chính đáng của người dân thì cũng cần phải xem xét lại việc quy hoạch, tính khả thi của dự án. Cho dù triển khai dự án nhằm phát triển kinh tế - xã hội địa phương nhưng cũng là dự án giao đất cho doanh nghiệp triển khai hạ tầng, kinh doanh đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì chính quyền địa phương cũng phải đặt lợi ích hài hòa giữa người dân và doanh nghiệp”.

Để thông tin được khách quan, đa chiều, Phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường đã liên hệ với UBND xã Vân Từ và Công ty CP HTC Toàn Cầu nhưng đều không nhận được thông tin phản hồi về vấn đề này.

Ông Nguyễn Trùng Dương, Phó Trưởng phòng TNMT huyện Phú Xuyên cho biết: Hiện tại CCN Vân Từ còn diện tích 4.800m2 là sân bóng thể dục thể thao của thôn Từ Thuận, UBND huyện đã tuyên truyền, vận động, kiểm đếm, đến nay nhiều hộ dân đã đồng thuận.

Theo các chuyên gia việc phát triển các cụm công nghiệp tại các tỉnh thành thường gắn liền với một số công tác quy hoạch là di dời, sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn hiện trạng. Bên cạnh việc thúc đẩy lợi ích kinh tế và xã hội, việc phát triển các cụm công nghiệp có những ảnh hưởng nhất định tới vấn đề môi trường của khu vực như phát sinh khối lượng chất thải lớn: Chất thải rắn, khí thải, chất thải nguy hại, ô nhiễm tiếng ồn… Và theo đánh giá hiện trạng, việc cân bằng lợi ích giữa môi trường và kinh tế, xã hội vẫn tồn tại những bất cập, công tác bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp hiện nay còn nhiều hạn chế.

Còn nữa...

Hà Đông

Bạn đang đọc bài viết Vì sao người dân vẫn chưa đồng thuận ở cụm công nghiệp làng nghề Vân Từ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thanh Trì (Hà Nội): Cần giải quyết dứt điểm đơn kiến nghị tại dự án Khu đấu giá quyền sử dụng đất
Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn kiến nghị của ông Nguyễn Đình Hòa trú tại thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) về việc bố ông là thương binh và được phân chia đất ở phía sau chùa Bé là 314m2 đất ở và một sào rưỡi đất ao thuộc diện tích đất ở từ năm 1954.
Phân khu Victoria: Giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và an nhiên
The Victoria, nơi dành cho ai đang muốn tìm kiếm không gian bình yên nhưng không tách biệt với nhịp sống sôi động. Nơi mà không gian sống được đo lường bằng tiêu chuẩn sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên sự thoải mái. Đó cũng là nơi mà bất kỳ ai cũng tìm thấy sự đủ đầy trong từng căn hộ tiện nghi.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.