Tỷ giá USD hôm nay (8/4): Thế giới phục hồi, thị trường tự do giảm nhẹ
Sáng nay (8/4), tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.886 VND/USD. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,47 điểm, tăng 0,45%.

Thị trường trong nước, tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra, hiện ở mức: 23.692 VND/USD - 26.080 VND/USD.
Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
Tỷ giá USD | Mua vào | Bán ra |
Vietcombank | 25.570 VND | 25.960 VND |
Vietinbank | 25.470 VND | 26.050 VND |
BIDV | 25.600 VND | 25.960 VND |
* Tỷ giá EUR tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra hiện ở mức: 26.151 VND – 28.904 VND.
Tỷ giá EUR tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:
Tỷ giá EUR | Mua vào | Bán ra |
Vietcombank | 27.594 VND | 29.106 VND |
Vietinbank | 27.735 VND | 29.235 VND |
BIDV | 27.898 VND | 29.138 VND |
Thị trường tự do, giảm 10 VND ở cả 2 chiều mua - bán so với phiên giao dịch ngày 7/4, giao dịch quanh mốc 26.030 - 26.130 VND/USD.
Thị trường thế giới, tại Mỹ, chỉ số DXY hiện ở mức 103,47 điểm, tăng 0,45%. Đồng USD tiếp đà phục hồi vào phiên giao dịch vừa qua, nhưng giảm so với đồng franc Thụy Sĩ, khi lo ngại về suy thoái toàn cầu gia tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế quan toàn diện đối với các đối tác thương mại.
Đồng USD chạm mức thấp nhất trong 6 tháng so với đồng Franc Thụy Sĩ chốt phiên giao dịch giảm 0,44%, xuống mức 0,85720 Franc, trong khi tiếp tục tăng so với các loại tiền tệ an toàn khác. Chỉ số DXY tăng 0,45% sau khi suy yếu trong đầu phiên giao dịch.
Đồng EUR đã tăng tới 0,7%, đạt mức 1,105 USD vào đầu phiên, sau đó giảm 0,35%, xuống mức 1,092800 USD. Trong khi đó, đồng Bảng Anh đã chạm mức thấp nhất trong 1 tháng ở mức 1,27125 USD và chốt phiên giao dịch giảm 1,3% so với đồng bạc xanh.
Mặc dù đồng USD thường được biết đến là tài sản trú ẩn an toàn, nhưng nó đang dần mất vị thế sau những vấn đề xoay quanh chính sách thuế quan cũng như lo ngại về tác động của chúng đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Quốc Nam (th)