0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 08/04/2023 15:29 (GMT+7)

Tín dụng toàn nền kinh tế tăng thấp nhất 3 năm

Theo dõi KT&TD trên

Tính đến ngày 28/3, tín dụng toàn nền kinh tế mới tăng 2,06% so với cuối năm 2022. Mức tăng trưởng này đã giảm hơn một nửa so với cùng kỳ và là con số thấp nhất trong vòng 3 năm qua.

Tăng trưởng tín dụng trong quý I giảm hơn một nửa

Thông tin tại cuộc họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý I, Phó thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, tính ngày 28/3, tín dụng toàn nền kinh tế mới tăng 2,06% so với cuối năm 2022 và tăng 11,17% so với cùng kỳ năm 2022. Mức tăng trưởng này đã giảm hơn một nửa so với cùng kỳ và là con số thấp nhất trong vòng 3 năm qua.

Mức tăng trưởng tín dụng kể trên đồng nghĩa với việc các ngân hàng đã giải ngân cho vay ròng ra nền kinh tế hơn 245.600 tỷ đồng trong ba tháng gần nhất, tương đương bình quân gần 81.900 tỷ đồng/tháng.

Tín dụng toàn nền kinh tế tăng thấp nhất 3 năm - Ảnh 1
Mức tăng trưởng này đã giảm hơn một nửa so với cùng kỳ và là con số thấp nhất trong vòng 3 năm qua.

Tuy nhiên, nếu so với quý I/2022, mức tăng trưởng tín dụng trong quý đầu năm nay đã giảm hơn một nửa.

Đáng chú ý, mức tăng trưởng tín dụng thấp kể trên diễn ra trong bối cảnh NHNN đã phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng mới cho các ngân hàng thương mại năm 2022, các nhà băng cũng cho biết các hoạt động cho vay đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng thực tế vẫn thấp hơn kỳ vọng, cho thấy nhu cầu vốn của nền kinh tế trong quý I không quá cao.

Nhu cầu đang phản ảnh đúng hiện trạng

Theo TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia nhìn nhận đây là mức tăng trưởng thấp nhưng dễ hiểu.

Một mặt, tình hình sản xuất kinh doanh ở hầu hết ngành nghề còn nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp buộc phải co cụm lại, không có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Số khác còn duy trì hoạt động thì cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng nếu muốn vay để mở rộng đầu tư bởi kinh tế chung chưa hồi phục.

Mặt khác, ông đánh giá lãi suất dù đã và đang giảm nhưng vẫn ở mức cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi quyết định vay vốn đầu tư.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN, cho biết tăng trưởng GDP quý I chỉ đạt 3,32%, thấp ngang với thời điểm Covid-19 bùng nổ năm 2020.

Hầu hết lĩnh vực trọng điểm đều suy giảm trầm trọng, thậm chí, công nghiệp chế biến chế tạo hay sản xuất và phân phối điện nước còn ghi nhận tăng trưởng âm. Lần đầu tiên, số doanh nghiệp đóng cửa, rút lui khỏi thị trường cao hơn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường.

Theo ông Quang, GDP giảm tương tự giai đoạn đại dịch như vậy thì nhu cầu tín dụng đương nhiên thấp. Trong lúc này, ông khẳng định thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn rất dồi dào.

“Cầu tín dụng nền kinh tế suy giảm, dẫn đến hệ thống ngân hàng khó đẩy tín dụng cao mặc dù thanh khoản dư thừa lớn.

Không thể nói ngân hàng không muốn tăng trưởng tín dụng lúc này, tuy nhiên cầu tín dụng đang rất thấp khiến ngân hàng khó đẩy vốn ra”, ông Phạm Chí Quang chia sẻ.

Hà Lan

Bạn đang đọc bài viết Tín dụng toàn nền kinh tế tăng thấp nhất 3 năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chứng khoán giảm mạnh sau tin Chính phủ Mỹ áp thuế mới
Sáng nay, thị trường ngập trong sắc đỏ, VN-Index có tới gần 500 mã giảm giá, trong đó có 177 mã giảm sàn. Kết phiên sáng, chỉ số VN-Index rơi tự do mất hơn 82,28 điểm về ngưỡng 1.235,55 điểm. Chỉ số VN30 cũng mất hơn 85 điểm, HNX mất hơn 16 điểm về ngưỡng 221,37 điểm.

Tin mới

Chứng khoán giảm mạnh sau tin Chính phủ Mỹ áp thuế mới
Sáng nay, thị trường ngập trong sắc đỏ, VN-Index có tới gần 500 mã giảm giá, trong đó có 177 mã giảm sàn. Kết phiên sáng, chỉ số VN-Index rơi tự do mất hơn 82,28 điểm về ngưỡng 1.235,55 điểm. Chỉ số VN30 cũng mất hơn 85 điểm, HNX mất hơn 16 điểm về ngưỡng 221,37 điểm.
Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.