0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 16/03/2023 14:26 (GMT+7)

Thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng

Theo dõi KT&TD trên

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 213/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Đây là sự kiện đặc biệt, xác định tầm quan trọng của vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong giai đoạn tới của Chính phủ.

Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm trưởng ban, các Phó Trưởng ban gồm Phó Thủ tướng Lê Minh Khái (Phó Trưởng ban thường trực) và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng. Các thành viên là lãnh đạo một số bộ, ban, ngành.

Ban Chỉ đạo cơ cấu lại các tổ chức tín dụng có nhiệm vụ giúp Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu theo các mục tiêu, định hướng nêu tại Quyết định 689/QĐ-TTg ngày 8/6/2022 phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng phương hướng, giải pháp xử lý những vấn đề quan trọng, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 689 và các vấn đề vượt thẩm quyền bộ, ngành.

Thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng - Ảnh 1
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Đồng thời giúp Thủ tướng chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương xử lý các vấn đề trong phạm vi Quyết định 689 thuộc chức năng, nhiệm vụ; điều hòa, phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương, tăng cường trách nhiệm, hiệu quả tham gia, phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 689.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Thủ tướng về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.

Trước đó, ngày 8/6/2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký quyết định phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”.

Với mục tiêu tạo bước chuyển rõ rệt, thực chất trong cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, đề án đã chỉ rõ những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm phấn đấu đến năm 2025 giảm số lượng các tổ chức tín dụng, xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém, không để phát sinh những ngân hàng yếu kém mới, hệ thống các tổ chức tín dụng lành mạnh và phát triển bền vững.

Cùng với đó, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh, nâng cao năng lực tài chính của tổ chức tín dụng, ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan.

Đề án triển khai thí điểm áp dụng theo phương pháp nâng cao tại các ngân hàng thương mại Nhà nước nắm cổ phần chi phối và ngân hàng thương mại cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn vào cuối năm 2025; phấn đấu đến năm 2023, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các NHTM đạt tối thiểu 10 - 11%; đến năm 2025, đạt tối thiểu 11 - 12%.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.