0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 02/02/2024 09:20 (GMT+7)

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Mỹ

Theo dõi KT&TD trên

Mỹ là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc), chiếm 20,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo đánh giá của ngành chức năng, dư địa xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn rất lớn để nông sản Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh tại thị trường này.

Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) trong 10 tháng năm 2023, Mỹ nhập khẩu 1,43 triệu tấn cao su. Tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 13 cho Mỹ với 20,37 nghìn tấn, trị giá 28,99 triệu USD. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ chỉ chiếm 1,42%, giảm so với mức 1,66% của 10 tháng năm 2022.

Nguyên nhân là xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Mỹ chịu cạnh tranh từ nhiều thị trường, nhất là từ Indonesia (chiếm 25,13% tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ) và Thái Lan (chiếm 14,28% tổng lượng nhập khẩu cao-su của Mỹ). Mặc dù giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2022 nhưng thị phần hạt điều của Việt Nam vẫn chiếm 88,7% tổng lượng và 88,21% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ.

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Mỹ

Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ cần được đẩy mạnh đầu tư nâng cao chất lượng.

Đối với mặt hàng tiềm năng thủy sản, từ tháng 10/2023, nhập khẩu thủy sản của Mỹ từ các thị trường Ấn Độ, Ecuador, Việt Nam, Nhật Bản và Hà Lan đều tăng về lượng, trong đó, Việt Nam là thị trường có lượng nhập khẩu tăng mạnh nhất và trị giá tăng mạnh thứ 2. Nhập khẩu tôm, cá tra và cá ngừ của Mỹ từ Việt Nam tăng tích cực. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam hiện là thị trường cung cấp thủy sản lớn thứ 6 cho Mỹ, sau Canada, Chile, Ấn Độ, Indonesia, Ecuador.

Các chuyên gia tại Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết, hiện tỷ lệ tồn kho sản phẩm tại các nhà phân phối, bán lẻ ở Mỹ đã giảm về mức trung bình, có thể kích thích các doanh nghiệp tại đây gia tăng tích trữ hàng tồn kho trở lại, là cơ hội cho xuất khẩu thủy sản nói chung sang thị trường Mỹ. Về xu hướng tiêu dùng, hiện nhu cầu tiêu thụ cá đóng hộp của Mỹ đang tăng mạnh.

Cụ thể, doanh thu ngành thủy sản đóng hộp của Mỹ đã tăng từ 2,3 tỷ USD năm 2018 lên hơn 2,7 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2023. Các sản phẩm như: Cá mòi cuộn chanh bảo quản, cá thu sốt cà ri đang phổ biến dần tại Mỹ. Riêng đối với cá tra, xu hướng tiêu thụ năm 2024 tại thị trường Mỹ sẽ không chỉ tập trung vào cá phile đông lạnh-sản phẩm thế mạnh của Việt Nam-mà sẽ mở rộng và tăng dần với cá tra chế biến, có giá trị gia tăng cao và các sản phẩm phụ, như: Bong bóng cá, chả cá tra. Điều này đòi hỏi ngành hàng thủy sản Việt Nam phải đa dạng hóa sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm chế biến sâu thì mới có thể tăng sức cạnh tranh tại thị trường lớn này.

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết: Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu quế của Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 50 triệu USD, chiếm 35% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ. Quế, hồi không chỉ là gia vị được ưa chuộng mà còn được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, gần đây được bổ sung vào các sản phẩm đồ uống như trà, cà-phê và các đồ uống bổ sung dinh dưỡng khác. Đối với mặt hàng hồi, năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu hồi sang Mỹ đạt khoảng 5 triệu USD, chiếm 13% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ.

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Mỹ

Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu giá trị cao sang thị trường Mỹ.

Tại thị trường Mỹ hiện nay, người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến các sản phẩm tăng sức đề kháng, nhất là sau đại dịch Covid-19, nên nhu cầu sử dụng tinh dầu quế, hồi không ngừng tăng. Mặt khác, người tiêu dùng Mỹ còn cho rằng, quế, hồi không chỉ là sản phẩm có lợi cho sức khỏe mà còn là cây trồng góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái, giữ đất, giữ nước ở những vùng núi dốc, có giá trị trong bảo vệ các nguồn gen quý bản địa; đồng thời giúp đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Trên thực tế, thời gian qua ngành nông nghiệp trong nước đã có những chuyển đổi mang tính chiến lược, thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Theo đó, việc phát triển đã tập trung vào các mặt hàng có giá trị cao, nâng cao giá trị gia tăng thông qua sơ chế, chế biến, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ và gần đây là cam kết về giảm phát thải carbon cũng được đưa vào trong các chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và phát triển các ngành hàng.

Những thay đổi này giúp ngành nông nghiệp cải thiện khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu lớn và đa dạng hóa thị trường. Để nâng cao kim ngạch và vị thế cho hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam tại thị trường Mỹ, các chuyên gia cho rằng cần tăng cường đàm phán mở cửa thị trường với phía Mỹ để xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như rau quả, trái cây, thủy sản; đảm bảo tiếp cận được các thông tin sớm, cảnh báo sớm để xử lý tranh chấp thương mại trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản.

Đàm phán tăng cường đàm phán mở cửa thị trường với phía Mỹ để xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam như rau quả, trái cây, thủy sản; đảm bảo tiếp cận được các thông tin sớm, cảnh báo sớm để xử lý tranh chấp thương mại trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản. Theo các chuyên gia, để nâng cao năng lực xuất khẩu nông sản sang thị trường Mỹ cần giải quyết các vấn đề như: hạ tầng như giao thông, khoa học công nghệ, thương mại điện tử, logistics, công nghệ giống và bảo quản sau thu hoạch…

Nguyễn Mai

Bạn đang đọc bài viết Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường Mỹ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cục QLTT Lạng Sơn với công tác phòng, chống cơn bão số 3 và bình ổn giá thị trường
Thực hiện Công điện số 6815/CĐ-BCT ngày 08/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả cơn bão số 3 năm 2024 tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường về việc ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3
Gia Lai: Tạm giữ 7.800 bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Gia Lai phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh Gia lai kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh TH trên địa bàn quản lý, phát hiện và tạm giữ 7.800 cái bánh trung thu các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).