0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 24/06/2023 09:11 (GMT+7)

Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo phát triển, đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam

Theo dõi KT&TD trên

Theo báo cáo của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Đổi mới sáng tạo (ĐMST) mang đến những tác động tích cực trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp tới 95% đối với mức độ cạnh tranh của nền kinh tế.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tại phiên toàn thể Diễn đàn ĐMST quốc gia năm 2023 do Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp (CSK) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp với một số đơn vị tổ chức sáng 23/6 tại Hà Nội, PGS,TS Trương Ngọc Kiểm - Giám đốc Trung tâm CSK cho rằng, hiện nhiều nước trên thế giới đã lựa chọn chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng, phát triển năng suất dựa trên ĐMST và đây là yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Theo đó, sự phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây đã từng bước tiếp cận theo định hướng dựa trên ĐMST. Chỉ số ĐMSTcủa Việt Nam (GII) liên tục được cải thiện trong những năm qua.

PGS,TS Phạm Bảo Sơn - Phó Giám đốc ĐHQGHN khẳng định, ĐMST là chìa khoá cho phát triển ở bất kỳ lĩnh vực nào. Các cơ sở giáo dục đại học đóng một vài trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy và nuôi dưỡng ĐMST thông qua các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng động, hợp tác với doanh nghiệp (DN).

Theo các chuyên gia kinh tế cho rằng, 66% giá trị ĐMST sẽ tác động đến cuộc sống người dân. 65% các trường đại học và viện nghiên cứu sẽ tham gia hoạt động ĐMST.

ĐMST thông qua KH&CN là chìa khóa giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình và sớm thoát khỏi sự lệ thuộc vào công nghệ thấp và nguồn tài nguyên. Vì vậy, Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện các yếu tố thúc đẩy ĐMST một cách hiệu quả.

Theo ông Đặng Quang Vinh - Chuyên gia cao cấp về khu vực tư nhân của Ngân hàng Thế giới đánh giá, các trường đại học chưa được tích hợp tốt vào hệ sinh thái khởi nghiệp và chưa phải là nguồn lực có ý nghĩa của các công ty mới. Chỉ 12% báo cáo của DN cho rằng, ý tưởng cho sản phẩm hoặc dịch vụ chính của họ xuất hiện từ (hoặc được lấy cảm hứng từ) nghiên cứu khoa học hoặc hàn lâm. Hoạt động của DN khởi nguồn bị hạn chế do thiếu ngân sách. Thêm vào đó, các khuôn khổ pháp lý về ưu đãi sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ không rõ ràng. Thiếu hụt kỹ năng và nguồn lực cho các hoạt động thương mại hóa.

Trong khi đó, các DN Việt Nam thuộc mọi quy mô đều báo cáo những trở ngại tương tự đối với ĐMST. Trong đó, tiếp cận tài chính vẫn là một thách thức chính. Thị trường vốn rủi ro, mặc dù tăng trưởng, phụ thuộc nhiều vào các quỹ và nhà đầu tư nước ngoài, khiến thị trường vốn toàn cầu dễ bị tổn thương trước các cú sốc. Chính sách hỗ trợ còn rời rạc và chất lượng tổng thể còn thấp, mục tiêu và mức độ hỗ trợ chưa cao.

Từ thực trạng trên, TS Đặng Quang Vinh cho rằng, cần định hướng lại mục tiêu chính sách bằng việc loại bỏ những thành kiến chống lại việc phổ biến hoặc áp dụng công nghệ. Xóa bỏ những thành kiến chính sách đối với ĐMST trong ngành dịch vụ. Cải cách các tổ chức ĐMST, tăng cường năng lực, khuyến khích và quản trị.

Các trường đại học và viện nghiên cứu là nơi sản xuất kiến thức cơ bản quan trọng nhất bằng cách tiến hành nghiên cứu cơ bản và ứng dụng. Đại học là nơi sản xuất quan trọng của lực lượng lao động khoa học & kỹ thuật có chất lượng. Do vậy, ưu tiên hàng đầu đối với các trường là xây dựng năng lực mạnh mẽ trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đổi mới nói chung. Đồng thời tạo ra lực lượng lao động để hỗ trợ hệ sinh thái ĐMST của Việt Nam.

Bên cạnh đó, PGS,TS Trương Ngọc Kiểm cho rằng, để ĐMST trở thành động lực tăng trưởng mới, đưa Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng vào năm 2045, cần có một cơ chế đặc thù tập trung thúc đẩy mạnh mẽ năng lực sáng tạo, KHCN. Cần đặt nhân tố con người - nguồn nhân lực chất lượng cao vào trung tâm của sự phát triển, tạo thành “tam giác vàng" Con người - Thể chế - Công nghệ. Bảo đảm đồng bộ tính khả thi về KHCN, KT-XH và bảo vệ môi trường. Từ đó, giúp KHCN và ĐMST thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực nền tảng, quan trọng nhất của quá trình phát triển đất nước.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo phát triển, đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Rạng sáng nay 20/11, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước niêm yết giữ 24.293 đồng/USD. Cùng thời điểm, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ thay đổi giá mua và vẫn giữ giá bán ở 25.507 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 106,37 điểm.
Ứng phó khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao
Tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao và thiết lập kỷ lục mới. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cơ quan quản lý cần làm gì để ứng phó với biến động của tỷ giá.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.