0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 11/05/2025 07:04 (GMT+7)

Thủ tướng: Cần thiết xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Theo dõi KT&TD trên

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là hết sức cần thiết nhằm phục vụ phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Tối 10/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương liên quan về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các hồ sơ, đề án theo chỉ đạo mới nhất của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Tô Lâm để khẩn trương trình cấp có thẩm quyền.

Thủ tướng: Cần thiết xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam- Ảnh 1.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp (Ảnh: VGP).

Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là hết sức cần thiết, phải quyết tâm thực hiện bằng được theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và chỉ đạo của Bộ Chính trị nhằm phục vụ phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Theo đó, thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và kết luận của Bộ Chính trị, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, tổ chức nhiều cuộc họp với các bộ, ngành và TP.HCM, Đà Nẵng để triển khai xây dựng đề án Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam trình cấp có thẩm quyền.

Gần đây nhất, ngày 6/5, Văn phòng Trung ương Đảng có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Thủ tướng chỉ rõ, mục tiêu là "phải làm thành công và muốn thành công phải có khác biệt, cơ chế đặc biệt để thu hút nguồn vốn phát triển đất nước nhanh, bền vững", nhà đầu tư cũng có lợi nhuận, "hai bên cùng có lợi, cùng thắng". Đồng thời, ông yêu cầu xây dựng báo cáo, tờ trình mới trình Bộ Chính trị, trong đó phải tiếp thu, giải trình, cập nhật nội dung mới mà Bộ Chính trị và cơ quan liên quan có ý kiến.

Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn thiện dự thảo kết luận của Bộ Chính trị, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội để trình ngay tại kỳ họp thứ 9 đang diễn ra; trong đó đề xuất giao Chính phủ quy định chi tiết những vấn đề còn biến động, các nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau.

Thủ tướng đồng thời yêu cầu các báo cáo, tờ trình, dự thảo kết luận, nghị quyết phải làm rõ được lợi thế của Việt Nam; đánh giá tác động tích cực, các thách thức, rủi ro, đồng thời có giải pháp khắc phục rủi ro; đề xuất chiến lược xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với lối đi riêng, phát huy lợi thế so sánh; các lĩnh vực trọng tâm, ưu tiên; đề xuất chính sách đột phá, vượt trội theo hướng thể chế, cơ chế chính sách quản lý được, bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền song phải thông thoáng, hạ tầng hiện đại, thông suốt, nguồn nhân lực thông minh.

Đề án phải xác định rõ chiến lược thu hút vốn từ nước ngoài, bao gồm cả các lĩnh vực truyền thống và các lĩnh vực mới, cả trực tiếp và gián tiếp, cả khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân, cả môi trường thực và môi trường ảo.

Thủ tướng: Cần thiết xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam- Ảnh 2.
Quang cảnh cuộc họp (Ảnh: VGP).

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế để thu hút nguồn lực, phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; phục vụ thực hiện 3 đột phá chiến lược; phát triển xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới; phục vụ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Do đó, phải có hệ thống các chính sách đột phá, vượt trội, thu hút, thuyết phục được các nhà đầu tư tại Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Hoa Kỳ, châu Âu… tham gia Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Đề án cũng cần xác định nguồn vốn đầu tư cho Trung tâm tài chính; dự kiến địa điểm, khu vực để phát triển hạ tầng trung tâm; dự kiến nhân sự, bộ máy quản lý, vận hành trung tâm…

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát công việc, hoàn thành báo cáo, tờ trình, dự thảo Kết luận, Nghị quyết, chương trình hành động của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng: Cần thiết xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hút vốn ngoại từ cải cách đầu tư
FDI vào Việt Nam nửa đầu năm đạt hơn 21,5 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ. Chính sách ưu đãi, cải cách đơn giản hoá thủ tục và mô hình “một cửa” được kỳ vọng tiếp tục hút vốn ngoại trong thời gian tới.
Đầu tư thông minh: Biến rủi ro thành cơ hội
Trong thế giới đầu tư đầy biến động, khả năng nhận diện và chuyển hóa rủi ro thành cơ hội đã trở thành yếu tố phân biệt giữa các nhà đầu tư thành công và những người chỉ đơn thuần may mắn.
Dòng vốn FDI và cơ hội cho nhà đầu tư trong nước
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng hội nhập sâu rộng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một yếu tố quan trọng định hình cảnh quan đầu tư của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Tin mới

Vì sao trà vẫn được yêu thích suốt hàng ngàn năm?
Trà không chỉ là thức uống lâu đời, mà còn là biểu tượng của văn hóa, sức khỏe và sự thích nghi. Suốt hàng ngàn năm, trà vẫn bền bỉ đồng hành cùng con người từ truyền thống đến hiện đại, từ thiền định đến công nghệ số.
Khi các thương hiệu F&B dùng đại nhạc hội để chinh phục người tiêu dùng
Thị trường bán lẻ và ngành F&B Việt Nam đang chứng kiến một cuộc dịch chuyển chiến lược đầy ngoạn mục. Thay vì chỉ tập trung vào các chương trình giảm giá hay khuyến mãi sản phẩm quen thuộc, các thương hiệu lớn đang ngày càng mạnh tay "đổ tiền" vào việc tổ chức các đại nhạc hội quy mô lớn.
VNREA kiến nghị giải pháp gỡ “nút thắt” về vốn cho nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội đang đối mặt với vô vàn rào cản, từ vướng mắc quỹ đất, thủ tục hành chính, đến nguồn vốn và chính sách chưa thực sự hiệu quả. Mới đây, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã đưa ra những kiến nghị mạnh mẽ để hóa giải “điểm nghẽn” và khơi thông dòng chảy cho phân khúc quan trọng này.
Siết chặt quản lý, kiểm soát kê đơn thuốc
Sau 2 lần lùi hạn thực hiện kê đơn thuốc điện tử tại các cơ sở y tế, Bộ Y tế đã đưa lộ trình từ ngày 1/10 sẽ triển khai ở tất cả các bệnh viện. Ngày 1/1/2026 sẽ phủ sóng tất cả cơ sở khám chữa bệnh khác.
Chơi Poker có hợp pháp tại Việt Nam?
Thời gian gần đây, tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều tỉnh thành trên cả nước xuất hiện ngày càng nhiều các câu lạc bộ Poker. Các đơn vị này thường xuyên tổ chức giải đấu theo hình thức bán vé tham dự, với mức phí dao động từ vài trăm nghìn đến hàng chục triệu đồng.