0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 24/10/2024 06:17 (GMT+7)

Thu hồi hơn 48ha đất của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai tại Long Khánh

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 23/10, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết tỉnh này vừa ban hành Quyết định số 3066/QĐ-UBND về việc thu hồi đất của Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai (Tổng Công ty Cao su Đồng Nai), theo phương án sử dụng đất đã được phê duyệt.

Thu hồi hơn 48ha đất của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai tại Long Khánh
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định thu hồi hơn 48ha đất của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đưa về cho địa phương quản lý.

Theo đó, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ tiến hành thu hồi hơn 48ha đất của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai tại 2 phường Suối Tre và Xuân Lập (cùng thuộc thành phố Long Khánh). Việc thu hồi đất dựa trên Điều 181 Luật Đất đai năm 2024.

UBND tỉnh Đồng Nai đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường công bố quyết định thu hồi đất đồng thời chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai cập nhật, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, thực hiện việc cắm mốc ranh giới khu đất. Sau đó, bàn giao đất cho UBND thành phố Long Khánh quản lý, lập phương án sử dụng đất theo quy định.

Trước đó, năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã cho biết, qua kết quả rà soát, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai quản lý toàn bộ gần 35.800ha đất.

Các diện tích đất nằm trên 13 nông trường cao su trực thuộc Tổng Công ty Cao su Đồng Nai gồm: Trảng Bom, Túc Trưng, Thái Hiệp Thành, Long Thành, An Lộc, An Viễn, Bình Lộc, Bình Sơn, Cẩm Đường, Cẩm Mỹ, Dầu Giây, Hàng Gòn, Ông Quế.

Trong đó, diện tích đất Công ty trực tiếp sử dụng là trên 35.100ha, còn diện tích không sử dụng khoảng hơn 650ha. Toàn bộ diện tích Tổng Công ty Cao su Đồng Nai không sử dụng đang được UBND cấp xã, hộ gia đình cá nhân dùng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nhà ở và công trình công cộng.

Đối với diện tích Tổng Công ty Cao su Đồng Nai không sử dụng nêu trên, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đề nghị bàn giao lại cho địa phương quản lý. UBND tỉnh Đồng Nai sau đó đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường lập thủ tục thu hồi, bàn giao cho địa phương xử lý để lập phương án sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và trình UBND tỉnh phê duyệt phương án sử dụng đất.

Năm 2021, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã ra quyết định thu hồi đất diện tích 55.629m2 đất do Tổng Công ty Cao su Đồng Nai quản lý do giảm nhu cầu sử dụng đất tại thị trấn Trảng Bom (thuộc huyện Trảng Bom).

Bạn đang đọc bài viết Thu hồi hơn 48ha đất của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai tại Long Khánh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thành phố Hồ Chí Minh: Giải quyết vướng mắc cấp sổ cho 4 dự án nhà ở thương mại
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Toàn Thắng vừa có Thông báo kết luận tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy CNQSDĐ), quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại 4 dự án nhà ở thương mại trên địa bàn Thành phố.
Những nguyên tắc cần biết khi mua nhà, đất
Mua nhà đối với nhiều người là việc chỉ làm 1,2 lần trong đời, bởi vậy, khi quyết định mua nhà, đất cần nắm rõ một số nguyên tắc cơ bản trước khi thanh toán tiền mua nhà, đất để tránh những rủi ro không đáng có.
Người dân không mặn mà với việc vay vốn giá rẻ để mua nhà
Dù lãi suất cho vay mua nhà duy trì mức thấp suốt hơn 1 năm qua, nhưng nghịch lý là không có nhiều người dân lựa chọn vay ngân hàng để mua nhà. Thực tế là giá chung cư tại Hà Nội liên tục leo thang, lãi suất cho vay mua nhà lại ở mức thấp nhất từ trước đến nay.

Tin mới

Lãi suất tiết kiệm tăng trở lại vào dịp cuối năm
Cuối năm là thời điểm các ngân hàng thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn. Năm nay, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm đã quay trở lại sau một thời gian dài lãi suất thấp, mang đến cơ sở hấp dẫn cho những ai đang tìm kiếm kênh đầu tư an toàn.
Trái phiếu xanh: 'Cuộc chơi' đang nóng dần lên
Theo các chuyên gia FiinRatings, thị trường trái phiếu xanh đã sôi động trở lại trong 10 tháng năm 2024. Tuy nhiên, để có thể bắt kịp các thị trường trái phiếu xanh khác trong khu vực, các chuyên gia cho rằng vẫn cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho kênh huy động vốn này.