0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 21/02/2025 08:45 (GMT+7)

Thành phố Hồ Chí Minh: Kiến nghị xử lý hành vi để đất trống, không sử dụng đất

Theo dõi KT&TD trên

Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý hành vi để đất trống khi giải quyết hồ sơ sử dụng đất.

Thành phố Hồ Chí Minh: Kiến nghị xử lý hành vi để đất trống, không sử dụng đất
Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn làm rõ hành vi người sử dụng đất để đất trống, không sử dụng.

Trong văn bản, Sở Tài Nguyên và Môi trường cho biết, trong quá trình giải quyết hồ sơ đăng ký đất đai, gia hạn sử dụng đất, đơn vị nhận thấy có nhiều trường hợp người sử dụng đất để đất trống, bỏ đất hoang không sử dụng. Mặc dù những trường hợp này vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, nhưng không thực hiện đúng theo mục đích được giao đất, thuê đất, gây lãng phí tài nguyên đất đai.

Thực tế áp dụng pháp luật, Sở Tài nguyên và Môi trường không có cơ sở để xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo Nghị định 123 quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, do đó không có cơ sở thu hồi đất theo khoản 1 Điều 81 và khoản 2 Điều 82 Luật Đất đai năm 2024.

Các trường hợp này đề nghị công nhận quyền sử dụng đất hoặc gia hạn sử dụng đất do hết thời hạn sử dụng đất mà không phải để thực hiện dự án đầu tư nên không thuộc trường hợp áp dụng theo khoản 8 Điều 81 Luật Đất đai năm 2024.

Do đó, để áp dụng thống nhất khi giải quyết hồ sơ đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn làm rõ hành vi người sử dụng đất để đất trống, không sử dụng; bỏ đất hoang, không khai thác hết diện tích được giao có được coi là hành vi vi phạm đất đai hay không, có là căn cứ để thu hồi đất không, nếu có thì xử lý theo điều khoản nào của pháp luật?

Trường hợp không áp dụng theo các quy định pháp luật hiện hành, để thực hiện đúng quy định pháp luật và Nghị quyết số 98 của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cần bổ sung quy định “hành vi gây lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng đất như để đất trống, không sử dụng, bỏ hoang, không khai thác hết diện tích được giao... vào nghị định quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Cùng đó, bổ sung thêm trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai theo Điều 81 Luật Đất đai năm 2024, áp dụng với đất được Nhà nước giao quản lý mà để trống, không sử dụng liên tục trong vòng 12 tháng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục vi phạm.

Bạn đang đọc bài viết Thành phố Hồ Chí Minh: Kiến nghị xử lý hành vi để đất trống, không sử dụng đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cẩn trọng sốt đất ảo trước sáp nhập tỉnh, thành
Sau mỗi đợt sốt đất, nhiều nhà đầu tư mua vào ở đỉnh giá phải chôn vốn trong thời gian dài hoặc chấp nhận cắt lỗ. Các chuyên gia khuyến cáo, cần cẩn trọng trước những cơn sốt ảo, nhất là trong thời điểm chuẩn bị sáp nhập tỉnh, thành như hiện nay.
Giấc mơ nhà ở xã hội không xa vời
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đang vào cuộc quyết liệt để hoàn thành 100 nghìn căn nhà ở xã hội ngay trong năm nay và 1 triệu căn đến năm 2030.

Tin mới

Xu hướng đồ uống healthy: Chìa khóa mới cho ngành F&B Việt
Xu hướng đồ uống healthy đang ngày càng trở thành lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng Việt Nam. Với sự kết hợp giữa sức khỏe và sự sáng tạo trong sản phẩm, ngành F&B Việt Nam đang chứng kiến một cuộc chuyển mình mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững cho các doanh nghiệp.
Kinh doanh đa cấp: Cần một hành lang pháp lý vững chãi và sự giám sát nghiêm minh
Quyết định chấn chỉnh hoạt động KD theo phương thức đa cấp của Bộ Công Thương, thể hiện qua Văn bản số 2624, không chỉ là một phản ứng kịp thời trước những diễn biến tiêu cực mà còn là một động thái cần thiết để tái định vị vai trò của mô hình kinh doanh này trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp.