0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 27/03/2023 14:21 (GMT+7)

Thanh Hóa: Giá vật liệu xây dựng tăng cao so với công bố, khiến doanh nghiệp xây lắp gặp khó

Theo dõi KT&TD trên

Gần đây, Báo điện tử Xây dựng nhận được nhiều ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, thi công các dự án, hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang rơi vào tình cảnh khó khăn do lỗ nặng.

Bởi giá vật liệu xây dựng (VLXD) mua ở bên ngoài cao hơn nhiều lần so với đơn giá Nhà nước công bố.

Thanh Hóa: Giá vật liệu xây dựng tăng cao so với công bố, khiến doanh nghiệp xây lắp gặp khó
Giá VLXD tăng cao hơn nhiều so với giá công bố.

Để rõ thực hư, phóng viên đã tìm hiểu một số doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn và đều nhận được câu trả lời: Hiện tại, mua ở bên ngoài cao hơn nhiều lần so với đơn giá Nhà nước công bố. Nguy cơ doanh nghiệp phá sản nếu càng làm càng lỗ, phải trả dự án, giải tán công ty hoặc chuyển lĩnh vực khác.

Được biết, hầu hết các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như: Hoằng Hóa, Nga Sơn, Quảng Xương, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Nông Cống, Như Thanh… đều lâm vào tình cảnh khó khăn vì giá VLXD tăng cao. Thêm vào đó, các chủ mỏ đều bán giá cao hơn giá niêm yết nhưng khi xuất hóa đơn lại chỉ bằng giá đã công bố. Điều này khiến cho doanh nghiệp tăng chi phí ngoài và khó trong việc khớp hóa đơn, chứng từ.

Một Giám đốc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp huyện Hoằng Hóa chia sẻ: “Hiện tại, giá vật liệu xây dựng tăng cao quá, như cát xây giá trúng thầu khoảng trên dưới 200.000đ/m3 nhưng thực tế mua ở bên ngoài tại chân công trình là 400.000-450.000 đ/m3, giá đá, giá đất san lấp, xi măng, sắt thép… cũng tăng cao. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trúng đấu giá một số dự án dưới 1 năm, dưới 20 tỷ thì chủ đầu tư chọn hợp đồng trọn gói trong thời gian trúng thầu và ký hợp đồng, nhưng chủ đầu tư lại chậm trong khâu giải phóng mặt bằng, có dự án kéo dài 1 đến 2 năm vẫn chưa thực hiện được. Trong khi đó, lạm phát về dầu mỡ, vật liệu xây dựng… tăng cao dẫn đến nhà thầu không triển khai thi công được, vì lẽ đó nếu thi công thì việc lỗ là đương nhiên. Đáng chú ý hơn là nhà thầu không triển khai thi công thì theo Luật Đấu thầu, các nhà thầu sẽ bị cấm thầu, vậy trách nhiệm thuộc về ai?”.

Cùng chung khó khăn, Giám đốc doanh nghiệp tại huyện Nga Sơn cho biết: Trong Hội nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Thanh Hóa diễn ra ngày 21/3 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh Thanh Hóa và Hiệp hội Doanh nghiệp Thanh Hóa tổ chức, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh “kêu trời” do phải đình chỉ hoạt động vì vướng các quy định của phòng cháy chữa cháy. Các doanh nghiệp xây lắp thì “méo mặt” bởi giá VLXD tăng cao. Hợp đồng trọn gói đã ký từ trước đó không thể điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư khiến họ lâm tình thế lỗ kéo dài. Đơn vị nào càng làm nhiều dự án thì càng lỗ. Đơn cử đơn vị tôi trúng 1 dự án cải tạo nâng cấp tuyến kênh tiêu thoát nước trên địa bàn huyện với tổng mức xây lắp là 6,5 tỷ đồng, chỉ làm bài toán đơn giản thi công đã thấy lỗ gần 1 tỷ đồng rồi.

Việc công bố giá VLXD hàng tháng, hàng quý không sát với thực tế giá thị trường, cùng với việc khan hiếm đất, cát đã làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, tiến độ của các công trình, dự án của doanh nghiệp thực hiện các gói thầu có sử dụng vốn Nhà nước. Để có nguồn VLXD và hóa đơn cung cấp cho các công trình, nhiều nhà thầu xây dựng đã đấu nối với các chủ mỏ nhưng lại không có trữ lượng để bán, nếu có bán thì giá cao gấp đôi so với giá công bố của cơ quan chức năng.

Theo công bố giá VLXD gần đây nhất của phòng Tài chính Sở Xây dựng, tại khu vực thành phố Thanh Hóa, cát bê tông 215 nghìn đồng/m3, cát trát 225 nghìn đồng/m3. Tuy nhiên, theo khảo sát giá thị trường, giá cát xây, trát 400 nghìn đồng/m3, cát nền 250 nghìn đồng/m3. Tại huyện Quảng Xương, giá theo công bố cụm I, cát xây, trát 267.800 đồng/m3, thực tế giá thị trường 350 nghìn đồng/m3 (chưa thuế VAT); cát bê tông giá công bố 289.200 đồng/m3, giá thị trường 350 nghìn đồng/m3 (chưa thuế giá trị gia tăng). Tại huyện Quan Hóa, cụm I giá công bố là 245 nghìn đồng/m3, thực tế thị trường 400 nghìn đồng/m3; cát nền thông báo 165 nghìn đồng/m3, thực tế không có hàng để bán… Trong khi đó, hầu hết các Ban Quản lý dự án từ tỉnh đến huyện đều căn cứ vào giá công bố của Sở Xây dựng làm căn cứ mời thầu, ký kết hợp đồng, thanh quyết toán các công trình có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.

Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một huyện trên địa bàn tỉnh cho hay: Hiện nay, khó khăn của các doanh nghiệp do nhiều yếu tố. Trong đó có giá VLXD cao hơn nhiều so với đơn giá đã được công bố. Điều này sẽ khiến việc thi công các công trình trên địa bàn bị ảnh hưởng. Một số chủ mỏ lợi dụng sự khan hiếm của vật liệu đã ép giá khiến các nhà thầu cần đất, đá san lấp thêm phần khó khăn. Chúng tôi đã phối hợp với phòng Kinh tế hạ tầng đã khảo sát, báo cáo cấp trên liên quan về giá vật liệu để có hướng điều chỉnh, công bố giá cho phù hợp với thực tế.

Thanh Hóa: Giá vật liệu xây dựng tăng cao so với công bố, khiến doanh nghiệp xây lắp gặp khó
Không ít các công trình chậm tiến độ do giá vật liệu tăng cao.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Thông cho biết: “Hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn về vấn đề giá VLXD tăng cao. Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tiến độ thi công các dự án của doanh nghiệp thực hiện các gói thầu có sử dụng vốn Nhà nước. Để có VLXD và hóa đơn cung cấp cho các công trình, nhiều nhà thầu xây dựng đã đấu mối với các chủ mỏ nhưng lại không có trữ lượng để bán, nếu có bán thì giá cao hơn rất nhiều so với giá công bố của liên Sở Xây dựng - Tài chính. Hiệp hội đã tổng hợp để báo cáo các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa sớm vào cuộc xem xét, tháo gỡ cho doanh nghiệp cũng như gỡ điểm nghẽn để giải ngân vốn đầu tư công”.

Mang những khó khăn nêu trên trao đổi với đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng Thanh Hóa, vị này cho biết: “Khi Sở Xây dựng cùng với các huyện đi khảo sát về giá, các đơn vị cung cấp thông tin giá (thể hiện bằng hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra và giá niêm yết tại vị trí), như vậy thông tin họ cung cấp đầy đủ dữ kiện. Sở Xây dựng cùng Sở Tài chính công bố thông tin giá để các chủ đầu tư lấy và lập dự toán cho các dự án, khi có biến động về giá chủ đầu tư thông tin lại cho Sở. Trước tình trạng giá VLXD cao hơn nhiều so với đơn giá đã được công bố (nếu có) thì tới đây lãnh đạo tỉnh, các cơ quan ban ngành sẽ có phương án gỡ khó cho các doanh nghiệp trên địa bàn”.

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Giá vật liệu xây dựng tăng cao so với công bố, khiến doanh nghiệp xây lắp gặp khó. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
“VinFast chơi lớn số 2 không ai là số 1”
Trên hành trình từ số 0 đến số 1, VinFast liên tục khiến thị trường “choáng” không chỉ bởi những kỷ lục về đơn đặt cọc, doanh số mà còn vì những lần tri ân hào phóng cùng các chính sách hậu mãi chưa từng có tiền lệ.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.