0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 15/03/2023 06:35 (GMT+7)

Thanh Hóa: Chưa xem xét gia hạn cho doanh nghiệp tận thu đất sau phản ánh của báo chí

Theo dõi KT&TD trên

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn số 2388 về việc kiểm tra, giải quyết tận thu đất thừa trong quá trình cải tạo, hạ thấp độ cao mặt bằng xây dựng nhà ở và trồng cây tại xã Cẩm Long của Công ty Hoàng Đức sau khi báo chí phản ánh.

Chưa xem xét gia hạn và điều chỉnh vị trí cung cấp đất thừa

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang có ý kiến như sau: Khu vực đề nghị gia hạn tận thu và điều chỉnh vị trí cung cấp đất thừa trong quá trình thi công phương án hạ thấp độ cao tạo mặt bằng xây dựng nhà riêng lẻ và trồng cây lâu năm tại thôn Vân Ngọc, xã Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy của Công ty CP ĐTPT thương mại và xây dựng Hoàng Đức (công ty Hoàng Đức) hiện đang được UBND tỉnh giao UBND huyện Cẩm Thủy chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh, làm rõ nội dung phản ánh của báo chí.

Do đó, trước mắt chưa xem xét gia hạn và điều chỉnh vị trí cung cấp đất thừa trong quá trình thi công phương án nêu trên của công ty Hoàng Đức. UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ quy định của pháp luật, căn cứ chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại các văn bản có liên quan, căn cứ kết quả kiểm tra và báo cáo của UBND huyện Cẩm Thủy về nội dung phản ánh nêu trên để chủ động giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu đề xuất, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết nội dung vượt thẩm quyền.

Thanh Hóa: Chưa xem xét gia hạn cho doanh nghiệp tận thu đất sau phản ánh của báo chí - Ảnh 1
Đã hết hạn khai thác nhưng công ty Hoàng Đức vẫn chưa có bất kỳ báo cáo nào về việc tận thu đất của hộ gia đình bà Kính và ông Hoán tại xã Cẩm Long.

Trước đó, UBND tỉnh Thanh Hóa nhận được Công văn số 01/CV-HĐ ngày 02/02/2023 của công ty Hoàng Đức về việc xin gia hạn tận thu khối lượng đất thải trong quá trình thi công phương án hạ thấp độ cao tạo mặt bằng xây dựng nhà riêng lẻ và trồng cây lâu năm tại thôn Vân Ngọc, xã Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy và điều chỉnh vị trí đổ thải.

Như Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường đã thông tin, lợi dụng việc tận thu đất nền, công ty Hoàng Đức đã tự ý khai thác đất thừa trong quá trình hạ độ cao của hộ cá nhân ở xã Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy khi chưa được UBND tỉnh cho phép. Cụ thể, theo văn bản số 13748/UBND- CN ngày 17/9/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc giải quyết tận thu đất thừa trong quá trình cải tạo, hạ thấp độ cao mặt bằng xây dựng nhà ở và trồng cây tại xã Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy của công ty Hoàng Đức, UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý cho phép công ty này được tận thu 28.512m3 đất thừa trong quá trình thi công hạ thấp độ cao, tạo đất mặt bằng của 2 hộ gia đình (ông Quán Văn Hoán, bà Bùi Thị Kính) tại thôn Vân Ngọc, xã Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy.

Sau khi hoàn thành việc tận thu đất thừa tại khu đất của 2 hộ gia đình ông Hoán và bà Kính, công ty Hoàng Đức phải báo cáo UBND huyện Cẩm Thủy nghiệm thu, xác nhận về khối lượng hoàn thành, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hạ tầng giao thông… Đồng thời gửi UBND tỉnh Thanh Hoá để được xem xét, giải quyết tận thu 15.988m3 đất thừa trong quá trình thi công hạ thấp độ cao, tạo mặt bằng đất tận thu của hộ gia đình bà Phạm Thị Ưng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tính đến ngày 20/2/2022, công ty Hoàng Đức chưa có bất kỳ một văn bản nào báo cáo lên UBND huyện Cẩm Thủy về việc nghiệm thu và xác nhận khai thác đất thừa của hộ ông Quán và bà Kính. Không những thế, phía công ty Hoàng Đức đã phớt lờ chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa để khai thác đất trái phép của hộ gia đình bà Phạm Thị Ưng.

Có dấu hiệu khai thác đất trái phép

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hiệp, Trưởng phòng TNMT huyện Cẩm Thủy cho biết: “Theo quy định thì công ty Hoàng Đức đã hết hạn tận thu đất của gia đình ông Hoán và Bà Kính, tuy nhiên hiện nay công ty chưa có bất cứ một cáo báo nào về việc nghiệm thu và xác nhận khối lượng hoàn thành, hạ tầng giao thông, vệ sinh môi trường... Về việc công ty này tận thu đất của gia đình bà Ưng là trái phép, huyện đã lập biên bản và báo cáo lên sở TNMT để xử lý. Hiện nay huyện đang hoàn thiện các hồ sơ để xử lý, khi có kết quả sẽ cung cấp thông tin sau”.

Thanh Hóa: Chưa xem xét gia hạn cho doanh nghiệp tận thu đất sau phản ánh của báo chí - Ảnh 2
Việc khai thác đất của hộ bà Phạm Thị Ưng (xã Cẩm Long) là trái phép.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Kinh tế Môi trường về các vụ việc khai thác khoáng sản trái phép thời gian qua, ĐBQH khóa XIV Lưu Bình Nhưỡng khẳng định, khai thác khoáng sản trái phép là hành vi trái pháp luật, coi thường kỷ cương phép nước. “Điều này chứng tỏ sự buông lỏng quản lý của địa phương. Nếu địa phương không quản lý tốt thì đã không có những doanh nghiệp khai thác trái phép kéo dài như vậy. Theo tôi được biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) là cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề đó. Nhưng Bộ TN&MT chỉ thực hiện ban hành các chính sách và hướng dẫn thôi, còn trách nhiệm thuộc về địa phương”.

ĐBQH khóa XIV Lưu Bình Nhưỡng thẳng thắn chia sẻ, khai thác khoáng sản trái phép sẽ làm lũng loạn thị trường về khoáng sản. Doanh nghiệp muốn khai thác khoáng sản thì cần rất nhiều thủ tục, chi phí và thời gian mới được chấp thuận nhưng "khoáng tặc" lại bỏ qua hết các bước để ăn cắp tài nguyên. Cũng theo ông Nhưỡng vấn đề đáng lo ngại nhất chính là môi trường. Bởi khi doanh nghiệp khai thác trái phép sẽ không quan tâm đến môi trường xung quanh. Họ chỉ muốn nhanh chóng khai thác triệt để bất kể ngày đêm để chiếm hữu được tài nguyên. Ngoài ra, hành vi khai thác khoáng sản trái phép sẽ gây bức xúc dư luận. "Trường hợp doanh nghiệp khai thác trái phép tại địa phương nhưng không bị xử lý thì phải xem có "lợi ích nhóm" ở đây hay không?", ông Nhưỡng đặt câu hỏi.

Bên cạnh đó, Luật sư Hoàng Trọng Giáp - Công ty luật Trường Sa cho biết, cán bộ địa phương là người nắm địa bàn và biết rõ khu vực nào được cấp phép khai thác khoáng sản, khu vực nào không. Vì thế nếu ở địa phương nào có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép thì người đứng đầu địa phương, cán bộ công chức được phân công theo dõi lĩnh vực tài nguyên môi trường phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên.

Trước đó, tại Công văn số 1807 về việc tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thu ngân sách nhà nước năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa bám sát các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, tập trung mọi nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan chức năng, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thuế, thu hồi nợ thuế, chống thất thu ngân sách. Đặc biệt là trong một số lĩnh vực nhạy cảm, có rủi ro cao về thuế như: khai thác khoáng sản; đất đai, kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản, môi trường, vận tải, thương mại điện tử, hộ kinh doanh cá thể, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh...

Hoàng Đức

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Chưa xem xét gia hạn cho doanh nghiệp tận thu đất sau phản ánh của báo chí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.