0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 29/12/2023 09:33 (GMT+7)

Tạm giữ lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu gần 1,7 tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

Kiểm tra nhiều cơ sở kinh doanh, điểm chứa trữ hàng hóa, lực lượng QLTT TP.HCM đã tạm giữ số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu trị giá 1.675.721.000 đồng.

Thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn Thành phố hồ Chí Minh. Trong khoảng thời gian từ 19/12/2023 đến 23/12/2023, Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng Đội 6 Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra 06 cơ sở kinh doanh, điểm chứa trữ hàng hóa, tạm giữ 89.651 đơn vị sản phẩm hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu trị giá 1.675.721.000 đồng. Cụ thể:

Ngày 23/12/2023, tại Hộ kinh doanh trên địa bàn Phường 16, Quận 8, Đoàn kiểm tra phát hiện 23.276 đơn vị sản phẩm là thực phẩm, mỹ phẩm ngoại nhập các loại, không có hóa đơn chứng từ trị giá 706.596.000 đồng.

Trên địa bàn Phường 5, Quận 11, ngày 21/12/2023, kiểm tra điểm chứa trữ, kinh doanh hàng hóa, Đoàn kiểm tra phát hiện 1.906 bộ nhông sên dĩa, bố thắng hiệu NPC, xuất xứ Thái Lan, không có hóa đơn chứng từ trị giá 97.920.000 đồng.

TP.HCM: Tạm giữ lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu trị giá gần 1,7 tỷ đồng

Ngày 20/12/2023, kiểm tra Hộ kinh doanh trên địa bàn Phường 2, Quận 5. Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện 218 đơn vị sản phẩm là giày, dép có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu Louis Vuitton, Hermes, Gucci không có hóa đơn chứng từ hợp pháp chứng minh nguồn gốc hàng hóa, trị giá 83.500.000 đồng. Cùng ngày, cũng trên địa bàn Quận 5, kiểm tra Hộ kinh doanh tại Phường 8, Đoàn kiểm tra phát hiện 200 đơn vị sản phẩm là giày, dép, túi xách có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Louis Vuiton, Gucci không có hóa đơn chứng từ hợp pháp chứng minh nguồn gốc hàng hóa, trị giá 95.070.000 đồng.

TP.HCM: Tạm giữ lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu trị giá gần 1,7 tỷ đồng

Trước đó, ngày 19/12/2023, trên địa bàn Phường 10, Quận 6, tại Điểm chứa trữ, kinh doanh hàng hóa, Đoàn kiểm tra phát hiện 40.435 đơn vị sản phẩm là dụng cụ, phụ kiện làm móng tay, móng chân không rõ xuất xứ, trị giá 421.952.000 đồng. Kiểm tra một Hộ kinh doanh khác trên cùng địa bàn, Đoàn kiểm tra phát hiện 23.616 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm các loại không ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng; không rõ xuất xứ trị giá 270.683.000 đồng.

Toàn bộ số hàng hóa nêu trên đã bị Đội Quản lý thị trường Số 2 tiến hành tạm giữ để xử lý theo quy định.

Dự báo nhu cầu mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng sẽ tăng mạnh, các hoạt động lễ hội cũng diễn ra nhiều vào tháng cuối năm và giáp Tết Nguyên đán dẫn đến tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, kém chất lượng sẽ tiếp tục tăng mạnh với lợi thế giá rẻ, đa dạng chủng loại, hình thức sẽ đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng, tuy nhiên đi kèm với đó sẽ là những hậu quả về an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng hàng hóa không đảm bảo. Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường chủ động nắm vững diễn biến tình hình, tăng cường công tác nghiệp vụ, công tác phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn, tập trung kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng và các tuyến trọng điểm trên tất cả các quận, huyện của Thành phố./.

Bạn đang đọc bài viết Tạm giữ lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu gần 1,7 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng
Nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, TP. Hà Nội đang triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung. Dự kiến, mức khuyến mại lên tới hơn 50% của khoảng 1.000 - 2.000 đơn vị tham gia sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, phục hồi và phát triển kinh tế.
An toàn thực phẩm – Lá chắn cho thương hiệu nông sản
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.
Thương mại điện tử: Rẻ thật hay chỉ là ảo giác khuyến mãi?
Trong làn sóng số hóa mạnh mẽ của thời đại 4.0, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tiêu dùng của người Việt Nam. Từ những chiếc điện thoại thông minh đến nhu yếu phẩm hàng ngày, tất cả đều có thể được mua sắm chỉ với vài cú click chuột.

Tin mới

Giả danh giảng viên đại học lừa đảo "đặt hàng cho trường" chiếm đoạt tiền tỷ của bị hại
Lợi dụng lòng tin và nhu cầu kinh doanh, đối tượng đã mạo danh giảng viên đại học, giăng bẫy lừa đảo với chiêu trò "đặt hàng cho nhà trường". Với những đơn hàng giá trị lớn, yêu cầu mua hàng qua "đối tác" trung gian, chúng đã chiếm đoạt hàng tỷ đồng từ các công ty, hộ kinh doanh.
"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.