Tình trạng thực phẩm không an toàn, không bảo đảm vệ sinh từ lâu vẫn là vấn đề nhức nhối và diễn biến phức tạp gây ra những hệ luỵ và thiết hại rất lớn cho người tiêu dùng và xã hội.
Thực phẩm, đồ uống Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại Nhật Bản, mở ra cơ hội rộng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm.
Ngày 30/01/2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Hà Nam phối hợp với Đội 4 – Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Hà Nam vừa tổ chức kiểm tra Hộ kinh doanh C.T.L, địa chỉ tại thôn Đình 6 - xã An Nội - huyện Bình Lục – tỉnh Hà Nam, phát hiện gần 05 tạ thực phẩm.
Đội QLTT số 4, Cục QLTT thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra đồng loạt các cửa hàng, hộ kinh doanh các mặt hàng thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm, hàng giả mạo nhãn hiệu trên địa bàn các Quận 1, 3 và Phú Nhuận.
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện và tạm giữ hơn 800kg thực phẩm nhập lậu gồm xúc xích và tràng lợn tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 17/1, Đội QLTT số 17 (QLTT Hà Nội) phối hợp với Đội 7 Phòng PC03 Công an TP Hà Nội phát hiện kho chứa thực phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ rất lớn nằm sâu trong khu dân cư, trên địa bàn huyện Thường Tín.
Để chuẩn bị mùa mua sắm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, TP. Hà Nội đã có nhiều giải pháp, chủ động các phương án đáp ứng nhu cầu hàng hóa, thực phẩm tăng cao của người dân.
Theo báo cáo của The Business Research Company, thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) toàn cầu được dự kiến sẽ đạt 9.225 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,3%.
Để bảo đảm nguồn cung thịt gia cầm phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngành Nông nghiệp Hà Nội chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát chặt dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là cúm gia cầm.
Trong bối cảnh phát triển bền vững đang trở thành xu hướng chung trên thế giới, bao bì xanh đang trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm.
Thông cáo báo chí của Cơ quan quản lý Thực phẩm Singapore (SFA) về việc Công ty tư nhân Viet-Sin Grocery, có đăng ký kinh doanh tại Singapore từ năm 2020, đã phải chịu mức phạt 36.000 SGD với lý do vận hành trái phép hai kho trữ lạnh, nhập khẩu trái phép một số sản phẩm thịt và hải sản từ Việt Nam
Với mục tiêu kiểm soát chất lượng nông sản, ổn định đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng, thành phố Hà Nội đẩy mạnh xây dựng, phát triển chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt chú trọng đến xây dựng chuỗi nông sản an toàn.
Chính phủ yêu cầu tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, gian lận thương mại, thao túng thị trường, đẩy giá bất hợp lý gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trong nước.
Tiến hành kiểm tra tại hai điểm kinh doanh trên địa bàn quản lý, lực lượng QLTT TP.HCM đã phát hiện và tạm giữ gần 5.500 sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.
Việc tỷ lệ cảnh báo của Việt Nam ở mức thấp là một tín hiệu tích cực, thể hiện sự nỗ lực của các cơ quan chức năng và doanh nghiệp trong việc thực hiện tốt các quy định về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh.
Ngày 30/10/2023, Đội QLTT số 1 - Cục QLTT tỉnh Nghệ An phối hợp với Trạm CSGT Diễn Châu- Phòng CSGT, Công an tỉnh Nghệ An kiểm tra ô tô khách mang biển kiểm soát 72F-000.67 phát hiện phương tiện đang vận chuyển 200kg xúc xích đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, đã bốc mùi hôi thối.
Thực phẩm bẩn và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn luôn là vấn đề nhức nhối dù hệ thống pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này được đánh giá là cơ bản hoàn thiện. Vậy, đâu là nguyên nhân? Cần có những biện pháp gì để ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng nói trên.