Ngành Công nghiệp Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển biến mạnh mẽ, thu hút “làn sóng mới” về đầu tư giá trị cao, đánh dấu sự phát triển của đất nước thành một trung tâm sản xuất, logistics và kỹ thuật số ở Đông Nam Á.
Thị trường bất động sản trong thời gian qua đã có nhiều biến động và vẫn đang trong quá trình phục hồi. Tuy nhiên, mỗi phân khúc bất động sản lại đối mặt với các thách thức khác nhau, từ nhà ở cao cấp đến bất động sản công nghiệp, văn phòng cho thuê và nhà ở xã hội.
Thị trường bất động sản công nghiệp tại Việt Nam đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi sự ổn định của tỷ giá VND - USD, vẫn ổn định so với các nước khác trong khu vực.
Tại khu vực phía Bắc, các tỉnh như: Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên đang trở thành điểm đến hàng đầu của các dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất. Giá đất công nghiệp tại miền Bắc là một lợi thế đáng kể, với mức giá trung bình khoảng 138 USD/m2, thấp hơn 20% so với miền Nam.
Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi, chính sách ưu đãi thuế, và chi phí sản xuất cạnh tranh.
Thị trường bất động sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 vẫn đang bám sát tiến trình phục hồi, trong đó, bất động sản công nghiệp đang là “ngôi sao sáng” với nhiều tín hiệu tích cực. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản thương mại và bất động sản du lịch cũng đang chào đón nhiều tín hiệu mới.
Để thu hút vốn vào ngành Bán dẫn và Bất động sản công nghiệp, các địa phương, doanh nghiệp phải hoàn thiện khung chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu khắt khe của chuyên ngành này.
Các khu công nghiệp đang hoạt động có tỷ lệ lấp đầy ước tính trên 75%. Trong đó, các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt 82% và các tỉnh trọng điểm phía Nam đạt 92%. Đặc biệt, tỷ lệ lấp đầy và giá thuê bất động sản công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định.
Thời gian qua, nhiều phân khúc bất động sản bắt đầu có giao dịch trở lại, trong đó, bất động sản công nghiệp, đất nền và căn hộ là các phân khúc duy trì với loạt “điểm sáng”.
Trong bối cảnh thị trường địa ốc còn nhiều khó khăn, bất động sản công nghiệp năm nay vẫn sẽ là điểm sáng với nhu cầu lớn, giá thuê tăng. Đây là dự báo của nhiều đơn vị về thị trường bất động sản công nghiệp năm 2024.
Sáng 18/1, Liên chi hội Bất động sản Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 – 2029 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đại hội được tổ chức với sự tham dự của hơn 300 khách mời là đại diện các Bộ, ngành, Trung ương, địa phương, các chuyên gia..... trên toàn quốc.
Là phân khúc phát triển ổn định, có nhiều điểm sáng trong suốt những năm gần đây, tuy nhiên, các chuyên gia dự báo bất động sản công nghiệp sẽ gặp không ít thách thức trong việc thu hút đầu tư khi mức thuế tối thiểu toàn cầu và phí logistics cao.
Các chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản công nghiệp năm 2024 là phân khúc duy trì hướng phát triển ổn định với một số điểm sáng. Tuy nhiên, triển vọng lợi nhuận giảm và bài toán cạnh tranh về giá thuê đất với khu vực vẫn đang là hai áp lực của bất động sản công nghiệp.
Theo bà Nguyễn Hoài An – Giám đốc cấp cao, CBRE Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội chia sẻ, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều chuyển biến trong thời gian tới.
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, từ đầu năm đến nay, Viglacera vẫn duy trì và cân bằng hoạt động sản xuất kinh doanh với mức tăng trưởng khá.
Tình trạng cắt điện luân phiên ở một số địa phương trong thời gian vừa qua đã khiến khách thuê và nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm cơ hội đầu tư và di dời nhà máy sản xuất sang các khu vực khác.
Kết nối liên tỉnh ngày càng được cải thiện, đặc biệt là giữa thị trường cấp 1 và cấp 2, đồng thời Chính phủ cũng hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các ưu đãi về thuế và xuất khẩu... đây chính là những yếu tố có thể thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, qua đó tăng nhu cầu về bất động sản công nghiệp.
Là “điểm sáng” hiếm hoi của thị trường bất động sản (BĐS) trong thời gian gần đây, BĐS công nghiệp có nhiều dư địa và cơ hội phát triển cả trong ngắn, trung và dài hạn. Tuy nhiên, để BĐS công nghiệp bứt phá và phát triển bền vững cần phải giải quyết một số lực cản đã và đang tồn tại.