0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 23/08/2023 08:03 (GMT+7)

Sonadezi Châu Đức (SZC) muốn huy động 1.200 tỷ đồng từ cổ đông để xử lý nợ vay

Theo dõi KT&TD trên

CTCP Sonadezi Châu Đức sẽ chào bán gần 60 triệu cổ phiếu để huy động gần 1.200 tỷ đồng. Phần lớn số tiền huy động dùng để trả nợ vay đến hạn và lãi trái phiếu.

HĐQT CTCP Sonadezi Châu Đức (HOSE: SZC) vừa thông qua phương án chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Với tỷ lệ 2:1, SZC sẽ chào bán gần 60 triệu cp. Giá chào bán là 20.000 đồng/cp - thấp hơn 40% thị giá phiên 21/08 (33.650 đồng/cp), công ty dự kiến thu về gần 1.200 tỷ đồng.

Số cổ phiếu chào bán thêm sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Thời gian chào bán dự kiến trong quý 4/2023, ngay sau khi được UBCKNN chấp thuận. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của SZC sẽ tăng lên mức gần 1.800 tỷ đồng.

Sonadezi Châu Đức SZC muốn huy động 1200 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu để xử lý nợ vay

Với số vốn huy động từ đợt chào bán dự kiến gần 1.200 tỷ đồng, SZC cho biết sẽ dùng gần 400 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn đầu tư, xây dựng dự án KCN Châu Đức, còn lại dùng để thanh toán các khoản nợ đến hạn và lãi trái phiếu. Cụ thuể, 800 tỷ đồng tái cơ cấu các khoản nợ vay đối với các tổ chức tín dụng và thanh toán gốc lãi trái phiếu đến hạn; trả gốc lãi các khoản vay tại Vietcombank 490 tỷ đồng và trả gốc lãi trái phiếu SZCH2126001 phát hành năm 2021 (210 tỷ đồng).

Thời gian giải ngân dự kiến từ quý IV/2023 - quý I/2025 theo các mốc thời gian quy định của dự án, điều khoản điều kiện trái phiếu và thời gian quy định của hợp đồng vay.

Mới đây, ngày 25/07, SZC vừa phát hành thành công gần 20 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022, với tỷ lệ thực hiện quyền 5:1, tức 20% (100 cp nhận được 20 cp mới). Sau hoàn tất, vốn điều lệ của Công ty lên mức gần 1.200 tỷ đồng.

Sonadezi Châu Đức SZC muốn huy động 1200 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu để xử lý nợ vay

Về tình hình kinh doanh, nửa đầu năm 2023, Sonadezi Châu Đức ghi nhận doanh thu đạt 351,34 tỷ đồng, giảm 34,9% so với cùng kỳ năm 2022; lợi nhuận sau thuế đạt 107,7 tỷ đồng, giảm 21,1%.

Trong năm 2023, Sonadezi Châu Đức đặt kế hoạch doanh thu 914,51 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 210,26 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm 2023, SZC thực hiện 38,4% kế hoạch doanh thu và 51% kế hoạch lợi nhuận năm.

Năm 2023, Công ty dự kiến chi 385,71 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ bản, chi bồi thường GPMB 1.325,9 tỷ đồng. Như vậy, nhu cầu đầu tư và GPMB lên tới 1.711,6 tỷ đồng, bằng 5,6 lần so với quỹ tiền mặt sẵn có.

Nhu cầu huy động vốn từ bên ngoài của Sonadezi Châu Đức là hiện hữu. Điều này lý giải vì sao năm nay, Công ty quyết định dừng việc trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông, giữ lại tiền để tái đầu tư và đẩy mạnh huy động vốn từ cổ đông hiện hữu.

Tính tới 30/6/2023, tổng tài sản của Sonadezi Châu Đức tăng 0,2% so với đầu năm, lên 6.345 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản dở dang dài hạn ghi nhận 2.827 tỷ đồng, chiếm 44,5% tổng tài sản; tồn kho ghi nhận 1.367 tỷ đồng, chiếm 21,5% và các khoản mục khác.

Sonadezi Châu Đức đang có tổng nợ vay 2.413 tỷ đồng, bằng 148% vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 500 tỷ đồng và nợ vay dài hạn là 1.913 tỷ đồng.

Công ty đang lưu hành một lô trái phiếu SZCH2126001 phát hành từ tháng 1/2021, tổng giá trị phát hành 500 tỷ đồng. Công ty đã thanh toán 300 tỷ đồng tiền gốc của lô trái phiếu này nên giá trị còn lại là 200 tỷ đồng. Lô trái phiếu được huy động cho dự án Khu đô thị Châu Đức tại Bà Rịa Vũng Tàu và đã giải ngân 361 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 21/8, giá cổ phiếu SZC dừng ở mức 33.650 đồng/cp, tăng hơn 44% so với đầu năm.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết Sonadezi Châu Đức (SZC) muốn huy động 1.200 tỷ đồng từ cổ đông để xử lý nợ vay. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cộng Cà phê: Hành trình từ quán nhỏ đến thương hiệu Quốc tế
Hành trình của Cộng Cà Phê từ một quán nhỏ đến một thương hiệu toàn cầu là một câu chuyện đầy cảm hứng. Với sự khác biệt, sáng tạo và kiên trì, Cộng Cà Phê đã chứng minh rằng ngay cả với vốn điều lệ nhỏ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể đạt được những thành công lớn

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.