0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 18/08/2023 14:04 (GMT+7)

Sau khủng hoảng, các nhà băng vẫn thu bộn tiền từ bảo hiểm

Theo dõi KT&TD trên

Sau khi hứng chịu những cơn bão khủng hoảng, các ngân hàng vẫn thu về hàng nghìn tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận từ lĩnh vực này vẫn tăng trưởng rất lớn. Nhiều chuyên gia cho rằng, bảo hiểm vẫn là “mỏ vàng” của các nhà băng trong thời gian tời.

Các nhà băng vẫn kiếm bộn tiền từ bảo hiểm

Thời gian vừa qua, ngành bảo hiểm chịu rất nhiều sóng gió sau khi Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra hàng loạt sai phạm trong hoạt động chéo bảo hiểm qua kênh ngân hàng (bancassurane).

Thực tế thì doanh thu bán hảo hiểm của nhiều ngân hàng đã giảm mạnh. Tuy nhiên đây vẫn là một mảng đẻ ra bộn tiền của các ngân hàng.

Báo cáo tài chính quý II/2023 cho thấy, trong 8 ngân hàng thuyết minh chi tiết doanh thu từ hoạt động bảo hiểm, có đến 7 ngân hàng ghi nhận doanh thu giảm. Về giá trị tuyệt đối, đứng đầu danh sách giảm doanh thu bảo hiểm là MB (giảm gần 900 tỷ đồng doanh thu). Xét về tương đối, các ngân hàng có mức giảm doanh thu bảo hiểm nhiều là KienLongBank (giảm hơn 93%), SeABank (giảm 81,4%), Techcombank (giảm 53%), TPBank (giảm 54,6%), VIB (giảm 46,3%)…

Sau khủng hoảng các nhà băng vẫn thu bộn tiền từ bảo hiểm
Dù trải qua nhiều sóng gió thì các nhà băng vẫn kiếm bộn tiền từ ngành bảo hiểm.

Có thể thấy, tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ bảo hiểm của 8 nhà băng trên giảm tới 33% so với cùng kỳ năm ngoái, song vẫn đạt khoảng 6.443 tỷ đồng.

Việc hao hút về doanh thu của các ngân hàng trong lĩnh vực bảo hiểm chính là do hoạt động chào bán bảo hiểm bị biến tướng. Nhiều ngân hàng có dấu hiệu nhập nhèm bảo hiểm với tiền gửi tiết kiệm qua hình thức “tiết kiệm thông minh”, “tiết kiệm đầu tư”.

Nhiều chuyên gia cho rằng, xuất hiện cơ khủng hoảng bancassurane hiện nay do nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố cơ bản: Người tiêu dùng chủ quan chưa tìm hiểu kỹ, do hám lợi, ham lãi suất cao mà bỏ qua rủi ro; chất lượng của nhà tư vấn sản phẩm bảo hiểm chưa tốt, chưa minh bạch.

Cuối cùng, yếu tố khách quan (thị trường chứng khoán năm 2022 đi xuống) khiến các sản phẩm bảo hiểm đầu tư đều rơi vào cảnh thua lỗ, bị người dân hủy hợp đồng, nảy sinh kiện cáo.

Vẫn là “mỏ vàng” cho các nhà băng

Mặc dù ngành bảo hiểm chịu những sóng gió nhưng tổng doanh thu phí bảo hiểm nửa đầu năm nay chỉ giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 116.984 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính quý II/2023 của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân phi nhân thọ cho thấy vẫn tăng trưởng tốt.

Tại Tập đoàn Bảo Việt, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm tăng 15,7%. Bảo hiểm VietinBank cho biết, lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm tăng 38% so với cùng kỳ năm 2022. Tại Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng tăng 61% so với cùng kỳ năm trước, trong khi Bảo hiểm PVI ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 694 tỷ đồng, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước…

Các ngân hàng vẫn đánh giá ngành bảo hiểm vẫn là ngành có tiềm năng tăng trưởng tốt. Đại diện của ViettinBank cho hay, đơn vị này vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng khá thách thức với mảng bảo hiểm: Doanh thu phí đạt 4.080 tỷ đồng, tăng 30%; thu phí bảo hiểm về ngân hàng đạt 809 tỷ đồng, trong đó mảng nhân thọ qua Manulife tăng 51%.

Sau khủng hoảng các nhà băng vẫn thu bộn tiền từ bảo hiểm

“Hiện tại, tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm tại VietinBank mới đạt 0,25%, vì vậy, tiềm năng tăng trưởng là rất lớn nếu có định hướng và giải pháp đúng. Mảng bancassurance sẽ còn mang lại giá trị gia tăng rất lớn cho VietinBank”, vị đại diện này tin tưởng.

Hiện quy mô thị trường bảo hiểm nước ta so với GDP còn thấp và cũng thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực, khi chỉ có hơn 10% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ. Trong đó, theo mục tiêu của Chiến lược Phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2030, tại thời điểm năm 2025 có 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ, dự kiến tăng lên 18% vào năm 2030.

Việc điều chỉnh, chấn chỉnh và sàng lọc thị trường bảo hiểm thời gian qua, theo các chuyên gia, là cần thiết, bởi thị trường đã tăng quá nhanh, giống như đứa trẻ “chưa biết bò đã lo tập chạy”. Điểm tích cực là các giải pháp chấn chỉnh của cơ quan quản lý đang giúp thị trường phát triển lành mạnh hơn.

Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có hiệu lực từ đầu năm 2023 đã tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, đồng thời bảo vệ nhiều hơn quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng cũng đang nỗ lực chấn chỉnh công tác tư vấn để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng.

Để phục hồi kênh bancassurance, các chuyên gia tài chính đều cho rằng, các nhà cung cấp bảo hiểm phải xem lại sản phẩm của mình, từ dịch vụ, quy trình, quy định về quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan.

Phía đại lý bảo hiểm cũng phải xác định trách nhiệm của mình. Cuối cùng, cần giáo dục tài chính cho người dân hiểu đây là sản phẩm phức tạp, là sản phẩm đầu tư, chứ không phải là tiền gửi tiết kiệm.

Quang Anh

Bạn đang đọc bài viết Sau khủng hoảng, các nhà băng vẫn thu bộn tiền từ bảo hiểm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank
Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.
HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.