0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 01/11/2024 20:23 (GMT+7)

Quy định mới về chứng khoán, lãi suất tiền gửi bằng USD

Theo dõi KT&TD trên

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh, quy định mới về lãi suất tiền gửi bằng USD là một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11.

Quy định liên quan giao dịch chứng khoán

Thông tư 68/2024/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 2/11/2024.

Tại Điều 1, Thông tư 68 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 120/2020/TT-BTC quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán.

Cụ thể, Thông tư mới quy định, nhà đầu tư (NĐT) phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua chứng khoán, ngoại trừ các trường hợp sau: NĐT giao dịch ký quỹ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này; Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (NĐTNN) mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh theo quy định tại Điều 9a Thông tư này.

Quy định mới về chứng khoán, lãi suất tiền gửi bằng USD ảnh 1

Thông tư 68 đã bổ sung Điều 9a vào sau Điều 9 của Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định về “Giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của NĐTNN là tổ chức”.

Thông tư quy định, công ty chứng khoán (CTCK) thực hiện đánh giá rủi ro thanh toán của NĐTNN là tổ chức để xác định mức tiền phải có khi đặt lệnh mua cổ phiếu (nếu có) theo thỏa thuận giữa CTCK và NĐTNN là tổ chức hoặc đại diện theo ủy quyền của NĐTNN là tổ chức.

Trường hợp NĐTNN là tổ chức không thanh toán đủ tiền cho giao dịch mua cổ phiếu, nghĩa vụ thanh toán giao dịch thiếu tiền được chuyển cho CTCK nơi NĐTNN là tổ chức đặt lệnh thông qua tài khoản tự doanh, ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.

Thông tư cũng quy định rõ, CTCK được chuyển quyền sở hữu ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán hoặc bán thỏa thuận trên hệ thống giao dịch chứng khoán đối với số cổ phiếu đã chuyển về tài khoản tự doanh của mình cho NĐTNN là tổ chức thiếu tiền thanh toán giao dịch mua cổ phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất vào ngày giao dịch liền kề sau ngày cổ phiếu được hạch toán vào tài khoản tự doanh của CTCK và đảm bảo không làm vượt quá hạn mức tối đa về tỷ lệ sở hữu của NĐTNN theo quy định pháp luật đối với cổ phiếu đó. Các khoản lỗ, lãi và chi phí khác phát sinh khi thực hiện giao dịch theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này được thực hiện theo thỏa thuận giữa CTCK và NĐTNN là tổ chức hoặc đại diện theo ủy quyền của NĐTNN là tổ chức.

Thông tư 68 cũng quy định rõ, ngân hàng lưu ký nơi NĐTNN là tổ chức mở tài khoản lưu ký chứng khoán chịu trách nhiệm thanh toán giao dịch thiếu tiền và các chi phí phát sinh (nếu có) trong trường hợp xác nhận sai số dư tiền gửi của NĐTNN là tổ chức với CTCK dẫn tới thiếu tiền thanh toán giao dịch mua cổ phiếu.

Lãi suất tiền gửi bằng USD ra sao?

Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 46/2024/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư này quy định việc áp dụng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Đối tượng áp dụng: Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính tổng hợp, công ty tài chính chuyên ngành, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (tổ chức tín dụng) hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng), cá nhân gửi tiền tại tổ chức tín dụng (khách hàng).

Theo thông tư quy định, tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ đối với tiền gửi của tổ chức và tiền gửi của cá nhân.

Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD quy định tại thông tư này bao gồm các khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ.

Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất tiền gửi bằng USD tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng và đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định của pháp luật.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2024 và thay thế Thông tư số 06/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng.

Hà Phong (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Quy định mới về chứng khoán, lãi suất tiền gửi bằng USD. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng tín dụng tại Hà Nội đạt 18,38%
Cuối tháng 11/2024, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 4.282 nghìn tỷ đồng, tăng 0,79% so với cuối tháng trước và tăng 18,38% so với thời điểm kết thúc năm 2023.
Thị trường vốn cần “đòn bẩy” từ quỹ bảo hiểm, hưu trí
Để nâng tầm thị trường vốn Việt Nam, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa việc phát triển mô hình Quỹ hưu trí tự nguyện, đồng thời thúc đẩy người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ, vừa đảm bảo an sinh xã hội vừa gia tăng khả năng huy động vốn một cách bền vững.
Quy định mới liên quan đến thuế
Nhiều quy định mới về khuyến mại, trái phiếu, hoạt động thương mại biên giới, thuế, bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Không lo lãi suất cho vay tăng mạnh
Chênh lệch giữa tốc độ huy động vốn và cho vay đang gia tăng. Điều này được cho sẽ gây ra áp lực khiến lãi suất đầu vào tăng, kéo lãi vay lên theo. Tuy nhiên, chuyện không hẳn như vậy.
An Giang:Tăng cường kiểm tra ngăn chặn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường
Đội Quản lý Thị trường số 3 thuộc Cục Quản lý Thị trường tỉnh An Giang,phối hợp với Công an huyện Thoại Sơn đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và tạm giữ trên 1.000 sản phẩm áo len kiểu nữ các loại, trị giá trên 100 triệu đồng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; Đoàn kiểm tra tiếp tục xác minh làm rõ, xử lý

Tin mới

Mật ong rừng Việt Nam - Tiềm năng lớn cần được khai phá
Mật ong rừng tự nhiên là một trong những sản vật quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Việt Nam. Với hệ sinh thái rừng nhiệt đới phong phú trải dài từ Tây Nguyên, Tây Bắc đến Nam Trung Bộ, mật ong rừng Việt Nam nổi bật với độ tinh khiết và giá trị dinh dưỡng cao.
Xu hướng mua sắm mùa Tết 2025
Trước bối cảnh kinh tế còn khó khăn, các chuyên gia cho rằng, dịp Tết năm 2025, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng tiếp tục là mùa Tết tiết kiệm, đơn giản và thiết thực.
Các nhà bán lẻ nỗ lực ổn định nguồn cung, kỳ vọng thị trường bùng nổ cuối năm
Cuối năm là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh để chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết. Để thành công trong mùa mua sắm cuối năm, ngành bán lẻ không chỉ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về hàng hóa, mà còn phải triển khai các chiến lược kích cầu, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam bứt phá, hướng đến kỷ lục 7,2 tỷ USD
Ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong năm 2024. Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu rau quả dự kiến đạt mốc 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.