0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 20/04/2023 10:18 (GMT+7)

Quốc hội sẽ giám sát quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội

Theo dõi KT&TD trên

Một trong 4 chuyên đề giám sát trong năm 2024 được Quốc hội lựa chọn là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Tại Phiên họp thứ 22, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, dự kiến Chương trình giám sát năm 2024 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo Thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới ban hành, căn cứ kết quả tổng hợp Phiếu xin ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất lựa chọn 4 chuyên đề giám sát trong năm 2024.

Trong đó, việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội sẽ là một trong 4 chuyên đề được lựa chọn giám sát trong năm 2024.

Quốc hội sẽ giám sát quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội trong năm 2024 - Ảnh 1
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội sẽ là một trong 4 chuyên đề được lựa chọn giám sát trong năm 2024.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng lựa chọn giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia.

Cụ thể, Dự án Sân bay Long Thành; Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2016 - 2020 và 2021 - 2025; Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; dự án đường Vành đai 3 TP.HCM; Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1).

Trước đó, tại phiên họp chuyên đề pháp luật cho ý kiến về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh hai vế của vấn đề là vừa phát triển, vừa phải quản lý chặt chẽ, quản lý chặt chẽ cũng là để phát triển bền vững. Từ đó, Chủ tịch Quốc hội đặt ra câu hỏi: Giải quyết hai yếu tố này trong khi dự án Luật này như thế nào, chỗ nào là kiến tạo để phát triển thị trường, chỗ nào phải quản lý chặt chẽ?.

“Lĩnh vực này rủi ro rất lớn, vốn đầu tư lớn, giá trị cao, nhạy cảm. “Câu chuyện "bong bóng bất động sản” vừa có yếu tố kinh tế thực, nhưng yếu tố đầu cơ, đầu tư cũng rất lớn, hơn nữa còn liên quan đến thị trường vốn, thị trường tiền tệ, tín dụng cho nên phải lưu ý cả hai yếu tố là phát triển nhanh và quản lý chặt chẽ”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội cho biết liên quan lớn nhất đến thị trường bất động sản là vấn đề quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, vấn đề phát triển các dự án, cơ cấu các loại thị trường này. Hiện nay, chúng ta quy hoạch theo lãnh thổ, vùng làm nhà ở, đô thị…nhưng thiếu đi trục quy hoạch theo thời gian. Nếu trong cùng một thời gian mà tung ra quá nhiều dự án chắc chắn cung sẽ vượt cầu. Cung vượt cầu thì chắc chắn sẽ có nhiều bất động sản không bán được. Ngược lại, nếu khan hiếm cung thì giá sẽ tăng lên.

Theo nhiều chuyên gia, các quy định hiện hành còn thiếu hoặc lỏng lẻo dẫn tới thị trường bất động sản phát triển thiếu kiểm soát, không có quy hoạch, kế hoạch, chạy theo lợi nhuận, phong trào.

Giá bất động sản, nhất là tại đô thị, cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân, tốc độ phát triển kinh tế. Thị trường dư thừa phân khúc cao cấp, trong khi thiếu sản phẩm trung bình và thấp. Tình trạng đầu cơ bất động sản còn diễn ra khá phổ biến ở các địa phương. Hiện chưa có cơ chế, quy định về trách nhiệm, thẩm quyền kiểm soát, điều tiết thị trường bất động sản của cơ quan nhà nước.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các đánh giá về hoạt động giám sát thời gian qua cần có tính khái quát sâu sắc hơn, trong đó nhấn mạnh việc bám sát các chỉ đạo, đề án ngay từ đầu khoá về tăng cường giám sát, coi đổi mới giám sát là khâu trọng tâm.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị thẳng thắn chỉ rõ những mặt chưa được. Như có lúc có nơi thực hiện giám sát còn hạn chế, tính phản biện chưa cao. “Giám sát không có tính phản biện thì làm làm gì. Phản biện trên tinh thần xây dựng, động cơ trong sáng thì càng tạo điều kiện phát triển lâu dài”.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Quốc hội sẽ giám sát quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thanh Trì (Hà Nội): Cần giải quyết dứt điểm đơn kiến nghị tại dự án Khu đấu giá quyền sử dụng đất
Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn kiến nghị của ông Nguyễn Đình Hòa trú tại thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) về việc bố ông là thương binh và được phân chia đất ở phía sau chùa Bé là 314m2 đất ở và một sào rưỡi đất ao thuộc diện tích đất ở từ năm 1954.
Phân khu Victoria: Giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và an nhiên
The Victoria, nơi dành cho ai đang muốn tìm kiếm không gian bình yên nhưng không tách biệt với nhịp sống sôi động. Nơi mà không gian sống được đo lường bằng tiêu chuẩn sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên sự thoải mái. Đó cũng là nơi mà bất kỳ ai cũng tìm thấy sự đủ đầy trong từng căn hộ tiện nghi.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.