0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 21/08/2023 08:32 (GMT+7)

Quảng Bình: Gặp khó khăn trong xây dựng tái định cư cao tốc

Theo dõi KT&TD trên

Dù phải xây dựng 26 khu tái định cư (TĐC) cho người dân để thực hiện Dự án cao tốc Bắc- Nam nhưng đến nay tỉnh Quảng Bình mới hoàn thành bàn giao được 1 khu, còn lại đang còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dù đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Tỉnh có nhiều khu tái định cư

Theo chủ trương của Chính phủ, đến 30/6/2023, các địa phương phải bảo đảm tiến độ bàn giao 100% mặt bằng sạch cho chủ đầu thực hiện Dự án cao tốc Bắc - Nam, song đến nay hầu hết các địa phương đều không đạt được tiến độ bàn giao mặt bằng, mặc dù nhiều tỉnh đang huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB); tạo sự đồng thuận trong việc GPMB triển khai dự án…

Trong đó, tỉnh Quảng Bình cũng đang gặp nhiều khó khăn, vương mắc trong triển khai, xây dựng các khu TĐC giúp sớm bàn giao mặt bằng thực hiện dự án.

Khu Tái định cư Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh.
Khu Tái định cư Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh.

Dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025, đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình bao gồm 3 dự án thành phần với tổng chiều dài 126,79 km; tổng mức đầu tư trên 24.282 tỷ đồng. Dự án gồm 3 dự án thành phần là Đoạn Vũng Áng - Bùng, Bùng - Vạn Ninh, Vạn Ninh - Cam Lộ; với tổng diện tích thu hồi đất là 1.273,84 ha.

Được biết, Dự án cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh Quảng Bình có 3.227 hộ gia đình bị ảnh hưởng, trong đó có 580 hộ thuộc diện tái định cư; 4.662 ngôi mộ bị ảnh hưởng, trong đó có 3.737 ngôi mộ phải di dời đến vị trí mới. Về công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ thống đường dây 500 kV có 15 vị trí bị ảnh hưởng, đường dây 220 kV có 15 vị trí, đường dây 110 kV có 21 vị trí giao chéo với tuyến cao tốc và nhiều hệ thống đường dây điện trung thế, hạ thế, hệ thống viễn thông.

Bên cạnh đó, có 12 công trình hạ tầng như trụ sở UBND xã, trạm y tế, sân vận động, trường mầm non, chợ thuộc thị xã Ba Đồn và 4 công trình hạ tầng như nhà văn hóa thôn, điểm trường mầm non, trường tiểu học... thuộc huyện Bố Trạch bị ảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ…

Tính đến nay, chiều dài ba đoạn tuyến mà các địa phương ở Quảng Bình đã bàn giao cho các ban quản lý dự án của Bộ Giao thông - Vận tải đạt 106,66 km/126,43 km (84,36%). Cụ thể, thành phố Đồng Hới bàn giao 100%, thị xã Ba Đồn 95,19%; các huyện: Quảng Trạch 85,57%, Bố Trạch 80,23%, Quảng Ninh 95,8% và Lệ Thủy 71,66%.

Riêng huyện Lệ Thủy còn hơn 9 km chưa bàn giao, trong đó có 1,91 km phạm vi đất rừng, đất nông nghiệp đang xác định nguồn gốc đất và kiến nghị về giá bồi thường, hỗ trợ; 3,41 km thuộc phạm vi người dân đang đề nghị được tái định cư phân tán; 3,73 km thuộc phạm vi các hộ tái định cư.

Với số lượng cần xây dựng 26 khu TĐC để di dời các hộ dân, nhưng đến nay tỉnh Quảng Bình mới chỉ có 1 khu TĐC hoàn thành và giao đất cho người dân; 5 khu đang thi công, còn lại 20 khu đang tiếp tục triển khai các thủ tục liên quan. Về 13 khu nghĩa trang, cũng mới chỉ hoàn thành và bàn giao 1 khu tại huyện Lệ Thủy, 4 khu nghĩa trang còn lại đang được thi công tại huyện Quảng Ninh, trong khi đó số mộ cần được di dời là 3.129 ngôi.

Nhiều khó khăn, vướng mắc

Theo đó, huyện Bố Trạch, Quảng Bình là địa phương có nhiều khu TĐC nhất (12 khu), nhưng mới khởi công được 3 khu, số còn lại đang trong giai đoạn phê duyệt dự án đầu tư.

Dù đã triển khai, lựa chọn các vị trí TĐC từ sớm, tuy nhiên vướng mắc hiện nay là việc triển khai xây dựng. Để triển khai Dự án cao tốc Bắc - Nam, khối lượng di dời quá lớn, vừa là các công trình công cộng, dân cư, đến mồ mả nên không thể làm ngày một ngày hai.

Trong khi đó, các thủ tục pháp lý để thực hiện tái định cư, di dời hạ tầng phức tạp, trình tự theo định. Thực tế để di dời người dân đến nơi ở mới gặp nhiều khó khăn. Dù đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhưng cũng thể kịp tiến độ như đã đề ra.

Huyện Quảng Ninh, Quảng Bình đang là địa phương dẫn đầu về tiến độ xây dựng các khu TĐC của tỉnh Quảng Bình. Toàn huyện có 3 khu TĐC, trong đó khu TĐC ở xã Hiền Ninh đã hoàn thành và bàn giao đất cho người dân, khu tái định cư ở xã Vạn Ninh đang thi công nước rút để hoàn thành, người dân đã bốc thăm nhận đất, chỉ còn khu TĐC Xuân Ninh vừa thi công, vừa vận động các hộ dân đồng thuận với phương án bồi thường, nhận đền bù. Vì đây là một trong những địa phương thuận lợi, các dự án TĐC có trong quy hoạch sử dụng đất nên không phải bổ sung, điều chỉnh… dù có gặp vướng mắc nhưng nhờ sự vào cuộc của các sở ban ngành nên khó khăn nhanh chóng được giải quyết.

Chủ tịch tỉnh cũng khẳng định, công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB, TĐC của tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều công việc phải hoàn thành.
Chủ tịch tỉnh cũng khẳng định, công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB, TĐC của tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều công việc phải hoàn thành.

Ngày 18/8, ông Trần Thắng- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình khi làm việc với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan đến việc GPMB Dự án cao tốc Bắc - Nam cho biết: liên quan đến Dự án cao tốc Bắc - Nam, vướng mắc lớn nhất hiện tại đối với UBND cấp huyện là hoàn thiện thủ tục và thi công các khu TĐC, khu nghĩa trang, di dời hoàn trả công trình hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra còn có một số khó khăn liên quan đến tiến độ thẩm định hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường; thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng; công tác thẩm định hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công các khu tái định cư...

Trên cơ sở phân tích các khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, địa phương của tỉnh Quảng Bình đã thảo luận về giải pháp cũng như tiến độ triển khai các phần việc còn lại nhằm đẩy nhanh hơn nữa tiến độ bàn giao mặt bằng dự án.

Chủ tịch tỉnh cũng khẳng định, công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB, TĐC của tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều công việc phải hoàn thành trong thời gian để kịp tiến độ triển khai dự án.

Vì vậy, muốn giải phóng mặt bằng tốt, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để làm thật tốt công tác tuyên truyền, vận động giúp người dân hiểu rõ về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án, đồng thời có chính sách đền bù thỏa đáng. Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt, thi công hoàn thành các khu tái định cư, khu nghĩa trang, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoàn thành trước ngày 30/9, phấn đấu đến 31/12/2023 hoàn thành cống tác đền bù, GPMB toàn bộ dự án đi qua tỉnh Quảng Bình.

Diễm Phước

Bạn đang đọc bài viết Quảng Bình: Gặp khó khăn trong xây dựng tái định cư cao tốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.