0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 27/05/2024 15:58 (GMT+7)

Phát hiện nhiều công trình xây dựng không phép trong các khu công nghiệp tại Hà Nam

Theo dõi KT&TD trên

Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, phát hiện nhiều công trình chưa được cấp phép nhưng lại xây rầm rộ trong một số KCN trên địa bàn tỉnh này.

Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam phối hợp với Phòng Quản lý đô thị thị xã Duy Tiên và Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Hà Nam tiến hành kiểm tra, phát hiện và lập biên bản nhiều công ty đang thi công nhà xưởng trong các KCN mà không có giấy phép xây dựng. Cụ thể, Công ty TNHH Đầu tư SMC Việt Nam thi công phần móng nhà xưởng rộng vài trăm mét vuông trên diện tích đất hơn 22.000m2 (đất thuê của KCN hỗ trợ Đồng Văn III) nhưng không có giấy phép xây dựng.

Đây là dự án sản xuất, gia công các đồ điện dân dụng, thiết bị điện mà Nhà máy SMC Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại KCN này. Dự án chia 2 giai đoạn, giai đoạn 1 có quy mô 480.000 sản phẩm/năm, giai đoạn 2 có quy mô 840.000 sản phẩm/năm. Sau khi đi vào hoạt động, dự án có doanh thu hơn 313 tỷ đồng/năm, đóng góp cho ngân sách gần 17 tỷ đồng/năm. Cơ quan chức năng yêu cầu chủ đầu tư phải tạm dừng xây dựng dự án, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

Phát hiện nhiều công trình xây dựng không phép trong các khu công nghiệp tại Hà Nam - Ảnh 1
Công trình thi công trong KCN hỗ trợ Đồng Văn III mà chưa được cấp phép xây dựng.

Cũng tại KCN hỗ trợ Đồng Văn III, Công ty TNHH Công nghệ Global Lighting xây dựng phần móng nhà xưởng F1 rộng gần 1.000m2 trên diện tích hơn 50.000m2 đất thuê của KCN này nhưng không có giấy phép xây dựng. Dự án đầu tư nhà máy sản xuất, gia công, lắp ráp mô đun đèn nền của Nhà đầu tư Global Lighting Technologies Inc (Đài Loan) được chấp thuận chủ trương đầu tư từ tháng 9/2023. Dự án sản xuất, gia công, lắp ráp mô-đun đèn nền với quy mô 970.000 sản phẩm/năm, khi đi vào hoạt động có doanh thu khoảng 11 triệu USD/năm, đóng góp ngân sách khoảng 1,3 triệu USD/năm.

Tại KCN Thanh Liêm (huyện Thanh Liêm), Công ty TNHH Elite Solar Power Wafer đang thi công khối nhà tiền chế cao vài chục mét, rộng hàng nghìn mét vuông trên phần diện tích đất thuê tại KCN mà chưa được cấp phép xây dựng. Công trình đã được dựng xong phần khung. Ngoài ra, nhiều khu vực khác trong khuôn viên khu đất cũng đã được đổ móng bê tông. Đây là dự án sản xuất pin mặt trời công suất 800 triệu tấn/năm mà Công ty TNHH Elite Solar Power Wafer đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ tháng 11/2023.

Sau khi kiểm tra và lập biên bản, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam đã có văn bản đề nghị chính quyền địa phương ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp vi phạm kể trên. Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan chức năng cũng yêu cầu chủ đầu tư phải tạm dừng xây dựng. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, chủ đầu tư phải xuất trình được được giấy phép xây dựng, nếu không sẽ phải tháo dỡ các hạng mục xây dựng không phép này.

Sông Hồng

Bạn đang đọc bài viết Phát hiện nhiều công trình xây dựng không phép trong các khu công nghiệp tại Hà Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình đạt khoảng 90%
Dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) với diện tích lớn thứ hai thuộc huyện Thái Thuỵ. Dự án hứa hẹn sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình nhanh và bền vững.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.

Tin mới