0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 25/01/2024 11:20 (GMT+7)

Nỗi sợ một thời: 'Vay ngoài lãi cắt cổ, vay trong cõng bảo hiểm'

Theo dõi KT&TD trên

Quy định mới liên quan đến kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) được kỳ vọng sẽ giúp thanh lọc thị trường bảo hiểm cũng như mang lại nhiều lợi ích cho cả người dân lẫn phía ngân hàng.

Lợi nhuận từ bancassurance giảm

Chị Hồng Yến (Mê Linh) bày tỏ sự đồng thuận sau khi biết các ngân hàng không được bán bảo hiểm kèm các gói vay theo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) mới được thông qua.

“Trước đây, tôi từng phải mua bảo hiểm lên tới 30 triệu đồng khi vay vốn kinh doanh tại ngân hàng. Vay ở ngoài thì sợ tín dụng đen, lãi cao cắt cổ, vay trong thì sợ phải mua bảo hiểm. Giờ có quy định mới, những người chủ doanh nghiệp như tôi cũng đỡ khổ khi đi vay vốn ngân hàng”, chị Yến nói.

Cũng giống như chị Yến, không ít người cảm thấy “nhẹ nhõm” khi biết ngân hàng không còn được bán bảo hiểm kèm theo các dịch vụ ngân hàng. Thậm chí, không chỉ người dân, mà ngay cả nhiều nhân viên ngân hàng cũng “thở phào” trước quy định mới này.

Anh Thành Nam, cựu nhân viên ngân hàng ở Hà Nội, chia sẻ: “Trước đây khi còn là nhân viên ngân hàng, tôi từng phải tự bỏ tiền túi mua bảo hiểm để hoàn thành KPI của tháng. Tôi tin là với quy định mới này, các nhân viên ngân hàng có thể nhẹ gánh hơn, không còn phải lo lắng quá nhiều về việc chạy KPI bán bảo hiểm như trước nữa”.

Nỗi sợ một thời: 'Vay ngoài lãi cắt cổ, vay trong cõng bảo hiểm'
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được thông qua.

Trong những năm qua, bancasurrance đã tăng trưởng với tốc độ chóng mặt và là một trong những kênh mang lại lợi nhuận lớn cho nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, sau thời gian bùng nổ, thị trường bancasurrance bước vào giai đoạn khủng hoảng niềm tin khi nhiều người bị ép mua bảo hiểm. Nhiều chuyên gia nhận định bancasurrance sẽ khó quay trở lại thời huy hoàng với số lượng hợp đồng cao như những năm trước đây.

Theo Chứng khoán MB (MBS Research), với Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được thông qua, tốc độ tăng trưởng thu nhập từ bancassurance của các ngân hàng sẽ còn tiếp tục chậm lại so với giai đoạn 2019-2021 khi hoạt động này bị quản lý chặt chẽ hơn. Đặc biệt, nhóm các ngân hàng TMCP có tỷ trọng thu nhập bancasssurance trong tổng thu nhập ngoài lãi cao như VIB, ACB.

Đồng quan điểm, Chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng nhận định quy định mới sẽ khiến các ngân hàng có thu nhập phí chủ yếu đến từ bancassurance có thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Nhóm phân tích của Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo, lợi nhuận từ bancassurance trong năm tới có thể giảm 10 - 15% so với năm trước.

Cơ hội cho cả người dân lẫn ngân hàng

Ông Trần Mạnh Hoàng Việt, chuyên gia Hoạch định Tài chính cá nhân tại Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư & Quản lý tài sản FIDT, người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành bảo hiểm, nhận định quy định này là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một thị trường tài chính - bảo hiểm minh bạch và hiệu quả hơn, hướng tới lợi ích cho khách hàng.

Ngân hàng giờ đây không được phép gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với các dịch vụ ngân hàng khác đặc biệt là với các hợp đồng vay vốn kèm mua bảo hiểm nhân thọ để hưởng lãi suất thấp hơn. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ không còn bị ép buộc phải mua bảo hiểm khi sử dụng các sản phẩm ngân hàng.

Nỗi sợ một thời: 'Vay ngoài lãi cắt cổ, vay trong cõng bảo hiểm'
Quy định mới được kỳ vọng sẽ giúp thanh lọc kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng.

Không chỉ giúp “nhẹ gánh” cho người dân mà quy định mới trong Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) còn thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh trong ngành bảo hiểm, khi mỗi công ty phải cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình để thu hút khách hàng, ông Việt nhận định.

“Đối với ngân hàng, họ cần phải điều chỉnh mô hình kinh doanh, đặc biệt là trong cách tiếp cận và tư vấn bảo hiểm cho khách hàng. Bằng việc thay đổi cách tiếp cận, từ việc tập trung vào số lượng sang chất lượng dịch vụ, và đặc biệt là việc đào tạo nhân viên để họ có thể hiểu rõ và tư vấn chính xác các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, ngân hàng có thể nâng cao giá trị dịch vụ của mình, từ đó củng cố niềm tin với khách hàng, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài và bền vững”, ông Việt chia sẻ.

Tuy nhiên, để kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng được hiệu quả và minh bạch hơn, theo ông Việt, cần tập trung vào 3 vấn đề chính, bao gồm: tăng cường giám sát, kiểm tra và đánh giá hoạt động bán bảo hiểm của các ngân hàng và công ty bảo hiểm; nâng cao chất lượng đào tạo cho đội ngũ tư vấn bảo hiểm nhân thọ và phát triển những sản phẩm bảo hiểm đơn giản, dễ hiểu và gần gũi với nhu cầu thực tế của khách hàng.

“Những bước đi này không chỉ giúp cải thiện hoạt động bancassurance, mà còn góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh bảo hiểm lành mạnh và bền vững, nâng cao niềm tin của người dân trong lĩnh vực tài chính - bảo hiểm”, ông nhận định.

Khánh Tú

Bạn đang đọc bài viết Nỗi sợ một thời: 'Vay ngoài lãi cắt cổ, vay trong cõng bảo hiểm'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Điểm lại “biến động” lãi suất cho vay mua nhà của các ngân hàng
Lãi suất cho vay mua nhà thuộc nhóm NHNN và ngân hàng thương mại trong quý I đã có sự thay đổi sau chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đối với gói hỗ trợ vay bất động sản hầu hết các ngân hàng nhập cuộc với chương trình cho vay mua nhà với lãi suất thấp, đặc biệt hướng đến nhóm khách hàng trẻ.
KienlongBank tiếp tục giảm sâu lãi suất cho vay
Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về giảm tiếp lãi suất cho vay, hỗ trợ người dân phát triển đời sống, KienlongBank cho ra mắt gói vay ưu đãi phục vụ đời sống với mức lãi suất giảm sâu để khách hàng, đặc biệt là khách hàng trẻ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.

Tin mới

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói 2025: Đổi mới, bền vững và cạnh tranh toàn cầu
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) năm 2025 đang chứng kiến sự đổi mới mạnh mẽ với xu hướng bền vững, cá nhân hóa và ứng dụng AI. Khi thị trường toàn cầu mở rộng, các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng với nhu cầu tiêu dùng xanh, thương mại điện tử phát triển và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tập trung giải quyết 1533 dự án tồn đọng; trách nhiệm tới đâu, xử lý tới đó, không để sai chồng sai
Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1533 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; "đánh chuột nhưng không vỡ bình", không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.