Những loại trà “sánh đôi” cùng bánh Trung thu
Trà trở thành thức uống được "chọn mặt gửi vàng" để thưởng thức cùng bánh Trung thu. Lý do đơn giản nhất là sau khi ăn miếng bánh ngọt ngào, người ta dường như chưa thỏa mãn được vị giác. Nhấp ngụm trà, vị ngọt dịu của bánh sẽ đọng lại lâu hơn trên đầu lưỡi, thành vị thơm ngọt kéo dài.
Bánh Trung thu là biểu tượng cho sự viên mãn, tròn đầy, là đại diện cho ngày trung thu sum vầy. Người Việt Nam có thói quen vừa ăn bánh trung thu vừa uống trà để cân bằng vị ngọt của bánh và vị đắng chát nhưng hậu thanh của trà. Để thấy rằng trong cái vị thanh dịu của trà sẽ cảm nhận được sự kỳ công, phức tạp của chiếc bánh.
Ông bà ta còn quan niệm món ăn cũng như cuộc đời, không thể chỉ có một mùi vị ngọt ngào mà còn xen lẫn vị đắng chát, chính những hương vị đó lại tại ra sự viên mãn. Trong đêm trung thu ai cũng muốn được nếm sự viên mãn này, nên thói quen ăn bánh trung thu uống trà chính là tạo ra một đêm trung thu trọn vẹn.
Trà xanh
Trà xanh là thức trà dân dã, quen thuộc nhất với người Việt Nam. Vị trà chát nhẹ, chép miệng sau uống lại thấy hiện rõ vị ngọt về sau. Có người nói, vị chát trong trà xanh làm dịu bớt đi vị ngọt trong bánh Trung thu. Xong có người lại cho rằng, vị ngọt hậu có trong trà xanh giúp lưu giữ vị ngọt và tăng thêm hương vị của bánh Trung thu.
Bên cạnh đó, trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa như polyphenol, theanine và các chất có lợi cho sức khoẻ khác. Đây là các hợp chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm viêm và giúp chống lại một số bệnh ung thư.
Trà xanh có chứa catechin gọi là EGCG. Catechin là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, làm giảm sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, bảo vệ các tế bào khỏi quá trình stress oxy hóa do các gốc tự do gây ra. Lợi ích của trà xanh gồm giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2, bảo vệ chức năng não bộ và đem lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch
Trà xanh nên được sử dụng cùng bánh trung thu có vị mặn như bánh trung thu nhân thập cẩm bởi trà xanh có thể phô bày trọn vẹn hương vị thơm ngon của bánh trung thu mặn và tăng cảm giác ngon miệng.
Trà ô long
Nếu bạn là một "tín đồ" bánh trung thu thập cẩm với hương vị đậm đà, mặn mà của trứng muối thì trà ô long với vị ngọt sẽ cân bằng lại hương vị của bánh trung thu trong miệng.
Trà ô long với vị ngọt thanh sẽ giúp cân bằng vị đậm đà của miếng bánh vừa tan trong miệng. Hiện trà ô long cũng là loại trà phổ biến nhất hiện nay trên thị trường, có thể dễ dàng mua loại trà này tại các cửa hàng bách hóa hoặc siêu thị...
Trà ô long chứa một số vitamin, một số loại khoáng chất như canxi, magiê và kali. Ngoài ra, trà ô long cũng chứa một số chất chống oxy hóa chính như theaflavin, thearubigin và EGCG.
Trà ô long có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu trên 76.000 người trưởng thành Nhật Bản đã quan sát thấy rằng những người đàn ông uống 240ml trà ô long mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 61%. Một nghiên cứu khác được thực hiện ở Trung Quốc báo cáo rằng những người
Trà hoa
Trà hoa cúc là loại trà đặc trưng mang hương vị mùa thu. Sử dụng trà hoa cúc hàng ngày vì những tác dụng rất tốt của nó cho sức khỏe như giải độc, làm đẹp, ngăn tế bào ung thư. Mùi thơm của trà thanh nhẹ phù hợp với mọi thế hệ, mọi vị bánh.
Trà hoa cúc là một trong những loại trà thơm ngon ít đắng và vô cùng tốt cho sức khỏe. Đây là loại trà thích hợp để ăn cùng bánh trung thu hạt sen và trứng muối, bởi sự kết hợp này sẽ giúp dư vị của bánh đọng lại trong miệng và vị thanh nhẹ của trà làm cho người ăn chỉ muốn ăn thêm.
Giữa không khí đầm ấm, quây quần bên gia đình, miếng bánh trung thu đại diện cho sự ấm no, tròn đầy, là sự gắn kết giữa các thành viên lại với nhau. Còn trà tượng trưng cho văn hóa, phong tục, của thế hệ xưa cũ. Bên cạnh tiếng cười nói, múa hát của những đứa trẻ là câu chuyện tâm tình chất chứa yêu thương. Dưới ánh trăng sáng, thời tiết mát lành, trà và bánh hòa quyện càng khiến không khí thêm êm dịu, nhẹ nhàng. Bởi vậy, tách trà ấm cùng bánh trung thu là sự kết hợp hoàn hảo mỗi dịp tết đoàn viên.