0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 22/07/2025 11:08 (GMT+7)

Nhiều ngân hàng tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạm đóng cửa do ảnh hưởng bão số 3

Theo dõi KT&TD trên

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), nhiều ngân hàng đã thông báo tạm ngừng hoạt động tại một số chi nhánh và phòng giao dịch ở các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình... nhằm đảm bảo an toàn.

Tính đến 23h ngày 21/7, một số ngân hàng như Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã ra thông báo tạm ngừng hoạt động tại các điểm giao dịch nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão số 3.

Cụ thể, VIB cho biết sẽ tạm ngừng hoạt động 17 điểm giao dịch tại các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh và Hưng Yên trong ngày 22/7. Tại Hải Phòng, các chi nhánh và phòng giao dịch tạm dừng gồm: Chi nhánh Hải Phòng, Chi nhánh Hồng Bàng, cùng các phòng giao dịch Thủy Nguyên, Ngô Quyền, Lê Chân, Bạch Đằng, Hải An và Lạch Tray.

Tại Quảng Ninh, VIB tạm thời dừng hoạt động hai chi nhánh Quảng Ninh và Cẩm Phả, cùng với các phòng giao dịch Uông Bí, Mạo Khê, Bãi Cháy, Hạ Long và Cửa Ông. Riêng tại Hưng Yên, chi nhánh Thái Bình và Phòng giao dịch Lê Quý Đôn (thuộc chi nhánh Thái Bình) cũng sẽ ngừng hoạt động trong ngày 22/7. Các điểm giao dịch nói trên dự kiến sẽ trở lại hoạt động bình thường vào ngày 23/7.

TPBank cũng đưa ra thông báo tạm dừng phục vụ tại một số điểm giao dịch và các máy TPBank LiveBank 24/7 do ảnh hưởng của mưa bão. Cụ thể, từ 16h ngày 21/7, các điểm giao dịch ngừng hoạt động tại Hải Phòng và Quảng Ninh gồm: TPBank Tô Hiệu và TPBank Ngô Quyền (Hải Phòng); TPBank Cẩm Phả và TPBank Uông Bí (Quảng Ninh).

Đối với hệ thống LiveBank 24/7, từ 12h ngày 21/7, TPBank tạm dừng cung cấp dịch vụ này tại các địa phương gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thái Bình (LiveBank Thái Bình), Hưng Yên và LiveBank Lê Ngọc Hân (Hà Nội). TPBank chưa xác định thời gian mở cửa trở lại, do còn phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng thực tế của bão.

Với OCB, trong ngày 22/7, các chi nhánh và phòng giao dịch tạm dừng hoạt động gồm: Chi nhánh Quảng Ninh, Phòng giao dịch Cẩm Phả, Bãi Cháy, Uông Bí; Chi nhánh Hải Phòng, Phòng giao dịch Lạch Tray, Lê Chân, Ngô Quyền; Chi nhánh Thái Bình; Chi nhánh Hà Nam; Chi nhánh Nam Định cùng Phòng giao dịch Ý Yên, Hải Hậu; Chi nhánh Ninh Bình, Ninh Sơn, Phòng giao dịch Gia Viễn và Kim Sơn.

Nhiều ngân hàng tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạm đóng cửa do ảnh hưởng bão số 3 - Ảnh 1
Thông báo về việc tạm ngưng giao dịch tại một số chi nhánh/phòng giao dịch của Ngân hàng OCB.

Các ngân hàng khẳng định, trong thời gian tạm ngừng giao dịch tại các chi nhánh và phòng giao dịch, các dịch vụ như giao dịch qua thẻ, mobile banking, và hệ thống ATM vẫn hoạt động bình thường. Những đơn vị không nằm trong danh sách tạm dừng vẫn vận hành như thường lệ. Khách hàng được khuyến khích ưu tiên sử dụng kênh giao dịch trực tuyến qua ngân hàng số trong thời gian thời tiết diễn biến phức tạp.

Đức Bách

Bạn đang đọc bài viết Nhiều ngân hàng tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạm đóng cửa do ảnh hưởng bão số 3. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hộ kinh doanh thích nghi nhanh với hoá đơn điện tử
Sau hơn một tháng triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP, ngành Thuế ghi nhận kết quả vượt kỳ vọng, cho thấy sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành vi tuân thủ của hộ kinh doanh, nhóm đối tượng vốn quen với mô hình kinh doanh truyền thống, không hóa đơn.

Tin mới

Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp
Dù nền kinh tế được kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm, các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, động lực tăng trưởng chính vẫn rất cần những chính sách linh hoạt và hỗ trợ cụ thể để vượt qua thách thức, duy trì đà sản xuất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.
Siết chặt kiểm tra, xử lý găm hàng, thổi giá trong mưa bão
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Bộ Công thương đã ban hành văn bản hỏa tốc yêu cầu các địa phương, lực lượng quản lý thị trường và doanh nghiệp chủ động kiểm soát thị trường, đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân.
Tái định vị sản phẩm trong nền kinh tế tiêu dùng thông minh
Nền kinh tế tiêu dùng thông minh đang định hình lại cách thức các doanh nghiệp tiếp cận và phục vụ khách hàng. Trong bối cảnh này, việc tái định vị sản phẩm không còn là chiến lược tùy chọn mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.