0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 24/10/2022 15:19 (GMT+7)

Minh bạch nguồn gốc xuất xứ cho người tiêu dùng Việt Nam

Theo dõi KT&TD trên

“An toàn thực phẩm là trách nhiệm chung của toàn xã hội và của từng người. Tất cả phải cùng chung tay giúp xã hội thay đổi, giúp nông dân thay đổi cách sản xuất”, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chia sẻ. 

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức hội nghị “Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và minh bạch nguồn gốc xuất xứ thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam”.

Theo ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tư duy mua - bán, tiền trao cháo múc hiện nay trong nông nghiệp cần chuyển sang tư duy hợp tác. Đặc biệt là cần thay đổi tư duy sản xuất cho người dân, để sản phẩm đảm bảo chất lượng. Doanh nghiệp và nông dân cũng nên hợp tác bằng tư duy tạo ra chuỗi giá trị chung thay vì chỉ mua đứt bán đoạn.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Bộ trưởng gợi ý doanh nghiệp khi hợp tác với nông dân cần có sự liên kết với Hội nông dân, chính quyền sở tại để tăng thêm hệ thống giám sát, nhằm tạo sự minh bạch cho sản phẩm, tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong xã hội.

“An toàn thực phẩm là trách nhiệm chung của toàn xã hội và của từng người. Tất cả phải cùng chung tay giúp xã hội thay đổi, giúp nông dân thay đổi cách sản xuất” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao Vũ Kim Hạnh cho biết nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam vẫn đang đối diện nỗi lo dư lượng. Điều đáng lo là tư duy sản xuất, kinh doanh ở nhiều cá nhân, tổ chức vẫn còn đang nặng tính đối phó. "Nhiều người chưa thực sự ý thức làm chuẩn, đảm bảo an toàn thực phẩm, tiến tới xuất khẩu", bà Hạnh nói.

Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch Nguyễn Thị Hồng Minh cho rằng, đang có sự bất hợp lý khi kêu gọi nông dân sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, thị trường đôi khi không chấp nhận sản phẩm VietGAP do nông dân làm ra. Nghĩa là tiêu chuẩn chưa gắn với thị trường. Thời gian gần đây và thậm chí là rất lâu trước kia, lại có những hành vi gian dối, đội lốt nhãn mác VietGAP để đưa hàng vào siêu thị, đánh lừa người tiêu dùng.

Việc này gây thiệt hại ngược lại cho những nông dân làm VietGAP chân chính, gây mất lòng tin của người tiêu dùng và xã hội. Về việc kiểm soát an toàn phẩm, đảm bảo minh bạch nguồn gốc thực phẩm hiện nay, cần đề cao vai trò của tất cả các đơn vị, thành phần trong xã hội cùng tham gia. Kể cả trách nhiệm của thương lái cũng cần nâng cao vì họ là bộ phận rất quan trọng trong chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam.

Một số ý kiến tại Hội nghị cho rằng: Nhiều nhà sản xuất, đơn vị cung ứng còn chưa có tính tự giác trong sản xuất và chế biến các sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng mà họ còn chạy theo lợi nhuận; nông dân sản xuất manh mún; sản xuất theo phong trào; sản xuất thủ công chưa ứng dụng công nghệ…

Các đại biểu cũng đã đưa ra giải pháp, đó là cần áp dụng kinh nghiệm của các nước tiên tiến; kiểm soát chặt chẽ chất lượng từ đầu khi đưa con giống vào sản xuất; đa dạng hóa sản phẩm, với chất lượng tốt; đồng bộ trong khâu quản lý để sản phẩm đến tay người tiêu dùng đảm bảo chất lượng.

Thư Trà

Bạn đang đọc bài viết Minh bạch nguồn gốc xuất xứ cho người tiêu dùng Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng
Nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, TP. Hà Nội đang triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung. Dự kiến, mức khuyến mại lên tới hơn 50% của khoảng 1.000 - 2.000 đơn vị tham gia sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, phục hồi và phát triển kinh tế.
An toàn thực phẩm – Lá chắn cho thương hiệu nông sản
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.
Thương mại điện tử: Rẻ thật hay chỉ là ảo giác khuyến mãi?
Trong làn sóng số hóa mạnh mẽ của thời đại 4.0, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tiêu dùng của người Việt Nam. Từ những chiếc điện thoại thông minh đến nhu yếu phẩm hàng ngày, tất cả đều có thể được mua sắm chỉ với vài cú click chuột.

Tin mới

Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.