0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 09/11/2024 07:19 (GMT+7)

Nghiên cứu của UOB: Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất ASEAN về triển vọng kinh tế

Theo dõi KT&TD trên

Theo Nghiên cứu Tâm lý Người tiêu dùng ASEAN (ACSS) 2024 của Ngân hàng UOB, người tiêu dùng Việt Nam có mức độ lạc quan cao nhất về triển vọng kinh tế của đất nước so với người tiêu dùng trong khu vực.

Nghiên cứu của UOB: Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất ASEAN về triển vọng kinh tế

Ngày 07/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu hàng đầu của UOB cho thấy, tâm lý tích cực của người tiêu dùng Việt Nam với hơn 70% người được khảo sát bày tỏ sự tin tưởng vào triển vọng kinh tế của đất nước trong 6 đến 12 tháng tới. Sau khi Việt Nam chứng kiến sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,42%, vượt trội so với mức tăng trưởng 3,84% cùng kỳ năm trước.

Trong dự báo kinh tế mới nhất được công bố vào tháng trước, UOB cũng đã điều chỉnh tăng trưởng GDP cả năm của Việt Nam lên 6,4%, tăng từ mức dự báo 5,9% trước đó, sau khi Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP vượt trội trong quý 3 ở mức 7,4%.

Ngoài ra, với việc mở cửa biên giới trở lại sau Covid-19, 71% người khảo sát tại Việt Nam cho biết họ đã có chi tiêu ở nước ngoài trong khu vực ASEAN trong năm qua, chủ yếu là cho các chuyến công tác và du lịch - tỷ lệ này vượt qua mức trung bình của khu vực là 66% và cao hơn tỷ lệ ở các nước Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Nghiên cứu của UOB: Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất ASEAN về triển vọng kinh tế
Ông Paul Kim, Giám đốc Khối Dịch vụ Tài chính cá nhân, Ngân hàng UOB Việt Nam.

“Thật đáng mừng khi thấy người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu khu vực về sự lạc quan đối với tình hình kinh tế của quốc gia, với tâm lý tích cực này dường như đã góp phần vào sự gia tăng trong chi tiêu xuyên biên giới của người tiêu dùng Việt. Điều này phản ánh sự thành công của Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và tăng cường hội nhập khu vực”, ông Paul Kim, Giám đốc Khối Dịch vụ Tài chính cá nhân, Ngân hàng UOB Việt Nam cho biết.

“Những hiểu biết sâu sắc từ ACSS cho thấy trọng tâm của chúng tôi trong việc cung cấp các giải pháp tài chính cá nhân hóa và các đặc quyền ưu tiên phù hợp với nhu cầu và mong muốn riêng biệt của khách hàng không chỉ tại địa phương mà còn trên toàn khu vực ASEAN là một chiến lược đúng đắn. Đây là cách chúng tôi tiếp tục giữ vững vị thế và vai trò là đối tác đáng tin cậy, luôn nỗ lực làm những gì tốt nhất cho khách hàng của mình”.

ACSS là nghiên cứu khu vực hàng đầu của UOB phân tích tâm lý và các xu hướng của người tiêu dùng tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Đây là năm thứ 5 nghiên cứu được triển khai. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2024, khảo sát 5.000 đáp viên tại năm quốc gia, trong đó bao gồm 1.000 người từ Việt Nam. Đây cũng là năm thứ hai UOB hợp tác với Công ty Tư vấn quản trị toàn cầu Boston Consulting Group trong nghiên cứu này.

Nỗi lo suy thoái và áp lực lạm phát tại Việt Nam đã suy giảm

Với kết quả tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ từ đầu năm 2024, người tiêu dùng Việt Nam cho thấy sự tin tưởng lớn hơn vào sự ổn định kinh tế trong ngắn hạn của đất nước, với tỷ lệ người khảo sát cảm thấy lo ngại về sự suy thoái kinh tế trong 6 đến 12 tháng tới đã giảm bảy điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Ở mức 70%, tỷ lệ người khảo sát ở Việt Nam tin tưởng vào triển vọng kinh tế của đất nước cũng cao hơn 18 điểm phần trăm so với mức trung bình của khu vực. Người tiêu dùng Việt Nam cũng lạc quan nhất khu vực về vấn đề tài chính cá nhân, với 90% kỳ vọng sẽ có tình hình tài chính ổn định hoặc khá hơn vào tháng 6 năm 2025, tiếp theo là Indonesia (89%) và Thái Lan (82%).

Mặc dù nỗi lo suy thoái đã giảm đi so với năm ngoái, 77% người tiêu dùng Việt Nam vẫn lo lắng về các vấn đề liên quan đến tài chính, trong đó nhóm Gen Z thể hiện mức độ lo lắng cao nhất (87%). Lạm phát gia tăng vẫn là mối lo ngại tài chính hàng đầu, được nêu ra bởi 60% số người được khảo sát ở Việt Nam, tiếp theo là lo ngại về sự gia tăng trong chi tiêu hộ gia đình (53%). Tuy nhiên, những con số này lần lượt cho thấy mức giảm tương ứng là sáu điểm phần trăm và chín điểm phần trăm so với tỷ lệ của năm ngoái, cho thấy căng thẳng xung quanh việc tăng giá cả trong nước đã giảm bớt.

Thực tế, lạm phát toàn cầu giảm nhiệt đã làm giảm bớt áp lực nhập khẩu lạm phát của Việt Nam, với chỉ số giá nhập khẩu trung bình trong chín tháng đầu năm 2024 giảm 1,73% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá dầu thế giới thấp hơn trong năm nay cũng tác động tích cực đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam, hiện vẫn đang được kiểm soát ở mức 3,9% (số liệu quý 3, năm 2024) - thấp hơn mục tiêu của chính phủ là 4,0 - 4,5%.

Tăng chi tiêu cho trải nghiệm và du lịch

Trong năm qua, người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu. Ba hạng mục hàng đầu mà người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã chi nhiều hơn trong năm qua là giáo dục cho con cái (42%), chăm sóc sức khỏe (33%) và các dịch vụ tiện ích (33%). Người tiêu dùng cũng chi nhiều hơn cho các trải nghiệm như kỳ nghỉ, ăn uống sang trọng, hòa nhạc và lễ hội so với người tiêu dùng trong khu vực, với 42% người khảo sát ở Việt Nam cho biết họ đã chi tiêu nhiều hơn cho những lĩnh vực này, cao hơn tỷ lệ trung bình của khu vực ASEAN là 35%. Người tiêu dùng trẻ tuổi có xu hướng chi tiêu cho trải nghiệm nhiều hơn các nhóm khác, đặc biệt là Gen Z với 47% trong số họ cho biết đã chi nhiều hơn cho các hoạt động về trải nghiệm.

Nghiên cứu của UOB: Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất ASEAN về triển vọng kinh tế
Giới trẻ tuổi có xu hướng chi tiêu cho trải nghiệm nhiều hơn các nhóm khác.

Về chi tiêu ở nước ngoài, hơn 70% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã chi tiêu ở nước ngoài trong khu vực ASEAN trong năm qua, trong đó Thái Lan và Singapore là những điểm đến phổ biến nhất. Trong số các phương thức thanh toán ở nước ngoài, 71% người được hỏi cho biết họ thích sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ vật lý, hoặc thẻ tín dụng/ thẻ ghi nợ di động - trong khi chỉ có 38% thích sử dụng tiền mặt.

Dựa trên xu hướng này, trong những năm gần đây, Ngân hàng UOB Việt Nam đã hợp tác với các thương hiệu hàng đầu trong nước và khu vực để mang đến các ưu đãi, đặc quyền ưu tiên độc đáo cho chủ thẻ tín dụng trong lĩnh vực du lịch và giải trí. Các đặc quyền này bao gồm quyền mua vé bán trước cho các buổi hòa nhạc và lễ hội lớn trong khu vực, hơn 1.000 ưu đãi cho các thương hiệu lớn trên khắp ASEAN và các chiến dịch khuyến mại đặc biệt cho chi tiêu xuyên biên giới. Cách tiếp cận này cho phép Ngân hàng tận dụng các hiểu biết sâu sắc về khách hàng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu và sở thích liên tục thay đổi của họ.

Tiết kiệm và đầu tư với mức cao, trong khi phạm vi bảo hiểm còn hạn chế

ACSS 2024 chỉ ra rằng gần 60% người tiêu dùng Việt Nam đã dành ra ít nhất ba tháng chi phí cho các trường hợp khẩn cấp, cao hơn mức trung bình của khu vực là 54%. Gần một nửa số người được hỏi cho biết họ thường xuyên tiết kiệm hơn 20% thu nhập hàng tháng của mình, chủ yếu là ở nhóm Gen Y. Nhu cầu đầu tư cũng rất mạnh mẽ, với 63 phần trăm người tiêu dùng Việt Nam phân bổ hơn 10% thu nhập năm của họ cho các khoản đầu tư - cao hơn 10 điểm phần trăm so với mức trung bình của khu vực.

Nghiên cứu của UOB: Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất ASEAN về triển vọng kinh tế
Người tiêu dùng cũng đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu.

Tuy nhiên, phạm vi bảo hiểm vẫn còn hạn chế, đặc biệt là đối với bệnh hiểm nghèo, tử vong và thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Trong khi 86% người tiêu dùng Việt Nam có bảo hiểm y tế cơ bản, chỉ có 15% có bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, thấp hơn mức trung bình của khu vực là 24%. Ngoài ra, chỉ có 13% người tiêu dùng Việt có bảo hiểm tử vong và thương tật toàn bộ vĩnh viễn, thấp hơn bốn điểm phần trăm so với mức trung bình của khu vực.

UOB cam kết hỗ trợ các khách hàng của mình ở mọi giai đoạn của cuộc đời. Ngân hàng khuyến khích khách hàng áp dụng cách tiếp cận toàn diện trong việc chuẩn bị tài chính cho tương lai và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong việc lập kế hoạch tài chính cá nhân. Tiết kiệm, đầu tư và đảm bảo sự bảo vệ đầy đủ là điều cần thiết ở mọi giai đoạn của cuộc sống và UOB luôn cam kết giúp khách hàng đảm bảo và tối đa hóa lợi ích tài chính của họ một cách bền vững.

Bạn đang đọc bài viết Nghiên cứu của UOB: Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan nhất ASEAN về triển vọng kinh tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh nghiệm chọn ấm để pha trà ngon
Trong bất kỳ phong cách thưởng trà nào, ấm trà luôn đóng một vai trò quan trọng, bởi bên cạnh nước pha, ấm trà có ảnh hưởng rất lớn đến hương vị cuối cùng của chén trà.
Giá vàng “chạm đáy”, người dân xếp hàng dài chờ mua
Giá vàng giảm mạnh những ngày gần đây, khiến người dân đổ xô đến các cửa hàng vàng từ sớm để mua, tạo nên cảnh xếp hàng dài chờ đợi. Nhu cầu mua bán vàng không ngừng tăng, trong khi giá vàng thế giới được dự báo có thể tiếp tục biến động mạnh.
Bí mật đằng sau sức hút của Matcha Latte
Từ một loại trà truyền thống của Nhật Bản, Matcha đã có một cuộc lột xác ngoạn mục và trở thành nguyên liệu chính cho hàng loạt thức uống hiện đại, trong đó Matcha Latte là cái tên nổi bật nhất.
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả
Ngày săn sale 11/11 hằng năm là ngày mà mọi người nhận ưu đãi từ các cửa hàng trực tuyến. Để săn sale hiệu quả trong ngày 11/11, người tiêu dùng cần lưu ý một số điểm để không lãng phí tiền mà vẫn có được sản phẩm ưng ý.
Kiểm tra và xử lý điểm kinh doanh thịt heo trái phép tại Đồng Nai
Sáng ngày 04/11/2024, Đoàn Kiểm tra liên ngành 389 thành phố Biên Hoà tỉnh Đồng Nai phối hợp với Công an thành phố Biên Hoà phát hiện, bắt quả tang tại điểm kinh doanh của ông V.A.Đ ở tổ 29, khu phố 6, phường Long Bình, Thành phố Biên Hòa đang có hành vi kinh doanh thịt heo không rõ nguồn gốc

Tin mới

Kinh nghiệm chọn ấm để pha trà ngon
Trong bất kỳ phong cách thưởng trà nào, ấm trà luôn đóng một vai trò quan trọng, bởi bên cạnh nước pha, ấm trà có ảnh hưởng rất lớn đến hương vị cuối cùng của chén trà.
Hà Nội: Một doanh nghiệp “liên tiếp” trúng 16 gói thầu tại huyện Thanh Trì
Công ty TNHH An Long từ năm 2019 đến nay liên tiếp trúng 16 gói thầu tổng trị giá hơn 247 tỷ đồng. Đáng kinh ngạc, tất cả 16 gói thầu này đều do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì mời thầu. Đây quả là một kỷ lục “vô tiền - khoáng hậu” trong lĩnh vực đấu thầu.
Giá Bitcoin liên tục phá đỉnh
Ngày 12/11, Reuters đưa tin bitcoin - tiền điện tử nổi tiếng nhất thế giới - mở rộng đà tăng mạnh, hướng đến mục tiêu 100.000 USD sau khi đạt mốc cao 88,507 USD.
Bộ Tài chính nói gì về chính sách tạm hoãn xuất cảnh đối với người nộp thuế nợ thuế?
Trước vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến chính sách tạm hoãn xuất cảnh với người nộp thuế nợ thuế, Bộ Tài chính cho biết, trước khi áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế đã thực hiện rà soát, đối chiếu, xác định chính xác nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế.
Xu hướng du lịch nông nghiệp, nông thôn
Xu hướng du lịch nông nghiệp, nông thôn đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội cho ngành du lịch và góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông thôn. Mô hình này không chỉ mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách mà còn giúp bảo tồn văn hóa truyền thống và phát triển nông nghiệp bền vững.
Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận với nhà ở xã hội
Trong bối cảnh giá nhà ở ngày càng tăng cao, việc tiếp cận nhà ở xã hội (NOXH) trở thành một vấn đề cấp bách đối với người lao động có thu nhập thấp. Để giúp người lao động có cơ hội sở hữu chỗ ở ổn định, các chính sách và biện pháp hỗ trợ từ Nhà nước và doanh nghiệp cần được đẩy mạnh và đồng bộ hóa
Liệu giá vàng còn tiếp tục giảm trong thời gian tới?
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động và những chính sách tài khóa từ các ngân hàng trung ương có thể thay đổi liên tục, giá vàng đã có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Liệu đây có phải là xu hướng bền vững, hay chỉ là một giai đoạn tạm thời trước khi giá vàng bật tăng trở lại?