0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 30/10/2024 08:43 (GMT+7)

Tiêu dùng sản phẩm xanh, người tiêu dùng được hưởng lợi gì?

Theo dõi KT&TD trên

Theo các chuyên gia, với người tiêu dùng, lợi ích khi tiêu thụ các sản phẩm không được tính bằng tiền, thay vào đó là các lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần.

Bên cạnh đó, quy trình chuyển đổi xanh ở các doanh nghiệp một mặt cũng tạo động lực để các cá nhân thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế sáng tạo.

Chuyển đổi xanh đã trở thành xu thế tất yếu không thể đảo ngược trong tiến trình phát triển của kinh tế toàn cầu. Hiện nay, người tiêu dùng đã và đang dần dịch chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một số bộ phận người dân vẫn chưa thoát khỏi các thói quen tiêu dùng “ít xanh”, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình.

Theo PGS. TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng, hiện nay chưa có nghiên cứu chính xác nào khẳng định cụ thể tác hại của việc tiêu thụ thực phẩm bẩn. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng việc thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm không đảm bảo chất lượng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

A1
PGS. TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng.

Ngày nay, con người đang phải đối mặt với nhiều loại bệnh mới, đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa, nơi người dân thiếu điều kiện tiếp cận các sản phẩm xanh. Nhiều gia đình đã phải đối mặt với những căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, khiến cuộc sống trở nên khó khăn và kiệt quệ về kinh tế.

“Thực tế này đã cho thấy vai trò quan trọng của việc tiêu thụ các sản phẩm xanh. Trong đó, lợi ích đầu tiên và quan trọng nhất mà người tiêu dùng nhận được khi tiêu thụ các sản phẩm xanh là sự bảo vệ cho sức khỏe” - PGS. TS Bùi Thị An nhấn mạnh.

Cũng theo vị chuyên gia này, với chất lượng cuộc sống ngày càng cao, tuổi thọ của người Việt Nam cũng được kéo dài. Tuy nhiên, điều quan trọng không chỉ là sống lâu mà còn phải sống khỏe mạnh, minh mẫn. Tuổi thọ kéo dài kèm theo bệnh tật là điều không ai mong muốn và chính điều này phần lớn bắt nguồn từ thói quen tiêu thụ các sản phẩm độc hại.

Đồng quan điểm, TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, sức khỏe là lợi ích đầu tiên và quan trọng nhất khi tiêu thụ các sản phẩm xanh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích trực tiếp về sức khỏe, việc doanh nghiệp chuyển đổi sang quy trình xanh còn mang lại lợi ích gián tiếp liên quan đến sức khỏe tinh thần.

M1
Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM).

“Khi doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ, trí tuệ và sức sáng tạo để phát triển các sản phẩm xanh, không chỉ môi trường được bảo vệ mà còn mang đến cho người tiêu dùng sự thoải mái về tinh thần” - TS Trần Thị Hồng Minh cho hay.

Làm rõ nhận định trên vị chuyên gia này dẫn chứng, trong suy nghĩ của người tiêu dùng trước đây, để tạo nên một chiếc túi xách nhận được nhiều sự quan tâm, doanh nghiệp cần sử dụng các nguyên liệu đắt đỏ, ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên trong dòng chảy của xu hướng chuyển đổi xanh, một số doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường. Những sản phẩm này không chỉ nâng cao giá trị kinh tế mà còn tạo ra cảm giác dễ chịu, tự hào về sự sáng tạo của người Việt.

TS Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh: “Sản phẩm xanh khi được kết hợp với tính sáng tạo của nhà sản xuất sẽ truyền cảm hứng tiêu dùng cho người tiêu dùng. Những sản phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn mang lại những cảm xúc tích cực, tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần của người tiêu dùng. Đây là những giá trị tinh thần mà các sản phẩm xanh mang lại, vượt xa giá trị vật chất thông thường”.

Với những lợi ích trên, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh bên cạnh tạo ra những sản phẩm tốt cho sức khỏe, cần chú trọng vào yếu tố khơi gợi sự sáng tạo và mang lại những giá trị tinh thần quý báu cho người tiêu dùng. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.

Sáng 29/10, Tiếp thị & Gia đình phối hợp với Công ty CP Acecook Việt Nam tổ chức chương trình tọa đàm trực tuyến với chủ đề ‘Chuyển đổi xanh: Doanh nghiệp hành động, cộng đồng hưởng lợi’.

Tham dự tọa đàm có bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và PGS. TS Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng. Đại diện nhà tài trợ Acecook gồm ông Phạm Trung Thành, Trưởng ban đối ngoại cùng các nhân sự khác trong công ty.

Trong khuôn khổ chương trình, các chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp thảo luận về vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh, đồng thời chia sẻ những lợi ích mà cộng đồng và xã hội có thể nhận được từ các chiến lược này. Qua đó, báo chí có thêm góc nhìn sâu sắc về xu hướng kinh doanh xanh, góp phần lan tỏa thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường.

Bạn đang đọc bài viết Tiêu dùng sản phẩm xanh, người tiêu dùng được hưởng lợi gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồ uống sức khỏe lên ngôi – Tương lai nào cho bia và nước ngọt?
Thị trường đồ uống Việt Nam đang chứng kiến một sự chuyển dịch mạnh mẽ trong xu hướng tiêu dùng. Các sản phẩm đồ uống chăm sóc sức khỏe ngày càng chiếm lĩnh thị phần, trong khi những mặt hàng truyền thống như bia và nước ngọt có ga đang phải đối mặt với không ít thách thức.
Túi giấy Starbucks: Từ kỳ vọng xanh đến thực tế đầy thử thách
Starbucks hướng đến mô hình thân thiện với môi trường, nhưng túi giấy của hãng lại trở thành "thử thách" trong điều kiện thời tiết ẩm. Ly nước chưa kịp đến tay đã rơi mất, gây bất tiện cho khách hàng. Liệu thương hiệu này sẽ điều chỉnh ra sao để cân bằng giữa bền vững và trải nghiệm?
Trà sữa & Gen Z – Khi đồ uống trở thành "văn hóa"
Từ một thức uống phổ biến trong giới trẻ, trà sữa dần trở thành một biểu tượng văn hóa của thế hệ Gen Z. Không đơn thuần chỉ là một loại đồ uống, trà sữa còn đại diện cho phong cách sống, xu hướng và sự kết nối giữa các cá nhân trong xã hội hiện đại.
Trà sữa 4.0: Khi trân châu nổ, hoa ăn được và siêu thực phẩm lên ngôi
Trà sữa không còn đơn thuần là một món đồ uống, mà đã tiến hóa thành biểu tượng của sáng tạo, nghệ thuật và sức khỏe. Với sự xuất hiện của trân châu nổ, hoa ăn được và siêu thực phẩm, trà sữa 4.0 mang đến trải nghiệm độc đáo, hấp dẫn cả vị giác lẫn thị giác.
Xu hướng thực phẩm hàng đầu của Gen Z năm 2025
Gen Z đang định hình ngành thực phẩm với những yêu cầu khắt khe về sức khỏe, tính bền vững và công nghệ. Từ thực phẩm nguồn gốc thực vật, đồ uống không cồn đến dinh dưỡng cá nhân hóa, họ không chỉ theo xu hướng mà còn thúc đẩy sự đổi mới toàn diện.
Chasen - Biểu tượng tinh tế của trà đạo Nhật Bản
Trà đạo Nhật Bản là một nghệ thuật thưởng thức trà đã được nâng lên tầm triết lý sống, trong đó mỗi dụng cụ đều mang ý nghĩa sâu sắc. Trong số những vật dụng thiết yếu của nghi thức trà đạo, Chasen - chiếc bồ khuấy trà bằng tre - giữ vị trí quan trọng không thể thay thế.

Tin mới

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói 2025: Đổi mới, bền vững và cạnh tranh toàn cầu
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) năm 2025 đang chứng kiến sự đổi mới mạnh mẽ với xu hướng bền vững, cá nhân hóa và ứng dụng AI. Khi thị trường toàn cầu mở rộng, các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng với nhu cầu tiêu dùng xanh, thương mại điện tử phát triển và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tập trung giải quyết 1533 dự án tồn đọng; trách nhiệm tới đâu, xử lý tới đó, không để sai chồng sai
Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1533 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; "đánh chuột nhưng không vỡ bình", không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.