0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 06/12/2024 06:54 (GMT+7)

Nghịch lý 5 năm giá bất động sản tăng 60%!

Theo dõi KT&TD trên

Theo số liệu thống kê của trang Batdongsan.com, giá bán bất động sản tại Việt Nam đang có mức tăng trưởng nhanh so với thế giới.

Trong 5 năm qua, tăng trưởng giá bất động sảncủa Việt Nam là gần 60%, cao hơn nhiều quốc gia khác như Mỹ, Australia đang ở mức trên dưới 50%, hay Nhật Bản, Singapore, hiện ở mức trên dưới 40%.

Đơn vị này cũng đưa ra con số so sánh. Một người Việt ở độ tuổi 30-40, với mức thu nhập trung bình, thì cần đi làm khoảng 26 năm, mới mua được một căn hộ ở mức trung bình. Bất động sản hiện vẫn là một trong những kênh đầu tư được người Việt Nam ưa chuộng.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết, kinh tế, quản lý và xã hội là 3 yếu tố chính tác động đến giá bất động sản. Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế đầu người, lạm phát mạnh mẽ. Đồng thời, môi trường lãi suất và hiệu quả đầu tư các kênh trong nước đều củng cố nhu cầu mua bất động sản của người tiêu dùng.

Nghịch lý 5 năm giá bất động sản tăng 60%!
Ảnh minh họa.

Cụ thể, GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện ở mức 34,8%, cao hơn trung bình thế giới (20,8%) và các nước đang phát triển (22%). Mặt khác, lạm phát tại Việt Nam cũng ở mức cao hơn so với trung bình các nước. Hiện tại, môi trường lãi suất ở Việt Nam đang dần trở về mức thuận lợi hơn và tỷ trọng tài sản tích trữ trong GDP của Việt Nam khá cao (32,8%), đứng thứ 27 trên thế giới (trung bình 27,1%).

Với lượng tiền tích trữ, người Việt Nam có một số kênh đầu tư chính như thị trường tài chính, bất động sản, vàng, ngoại tệ và gửi tiết kiệm. Trong khi kênh đầu tư vàng nhiều biến động, rủi ro và có chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới, kênh ngoại tệ và gửi tiết kiệm có lợi suất ở mức khá thấp, trong khoảng 9 - 13%/2 năm.

Đáng chú ý, bất động sản được đánh giá là kênh đầu tư có lợi suất tốt nhất tại Việt Nam trong 10 năm qua với tỷ suất lợi nhuận của loại hình chung cư đạt 197% và đất nền đạt 137% vào quý IV/2024 so với quý I/2015.

Xét yếu tố thứ hai là quản lý với thuế vừa là nguồn thu, vừa là công cụ quản lý thị trường thì dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy, tỷ trọng thuế bất động sản trong GDP theo quốc gia của Việt Nam đang ở mức (0,03%) thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác như Trung Quốc, Singapore (1,5%), Nhật Bản (2,6%), Hàn Quốc (4%).

Theo ông Quốc Anh, tham khảo từ một số quốc gia nổi bật trên thế giới, có thể thấy thuế bất động sản được sử dụng làm chính sách quản lý thị trường và tối ưu nguồn thu. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, nhiều thách thức về lý thuyết và vận hành cần được cân nhắc phù hợp. Điểm nhìn cho Việt Nam nằm ở việc tồn tại nhiều thách thức từ lý thuyết đến áp dụng thuế bất động sản phù hợp.

Yếu tố xã hội cho thấy, dân số và tốc độ đô thị hóa của Việt Nam tạo ra nhiều cơ hội cho tăng trưởng nhu cầu bất động sản. Xu hướng gia đình nhỏ hơn cũng thúc đẩy nhu cầu mua bất động sản cho thế hệ sau thừa kế và hành trình tự sở hữu nhà của người trẻ.

Ngoài ra, về mặt văn hóa, người Việt Nam có nguyện vọng lớn với việc sở hữu bất động sản trong đời. Việt Nam lọt top quốc gia có tỷ lệ sở hữu bất động sản cao nhất thế giới với 90%, cao hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore (88%), Indonesia (84%) và cao hơn Mỹ (66%), Australia (66%)...

Diên Vĩ

Bạn đang đọc bài viết Nghịch lý 5 năm giá bất động sản tăng 60%!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

TP.HCM: Giá thuê đất tăng mạnh tới 53%
Hội đồng Nhân dân TP.HCM khóa X đã thông qua nghị quyết về mức tỷ lệ (%) tính đơn giá thuê đất, mức thu đối với đất xây dựng công trình ngầm và mức thu đối với đất có mặt nước làm căn cứ để tính tiền thuê đất trên địa bàn TP. HCM.

Tin mới

Thủ tướng: Sẽ có đường kết nối từ Hà Nội tới sân bay Gia Bình rộng 80-100m
Sáng 10/12, phát biểu tại Lễ khởi công dự án xây dựng sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, sân bay đã hoàn thiện thủ tục pháp lý và giải phóng mặt bằng nhanh, được xây dựng theo tiêu chí “3 nhất”: “thi công nhanh nhất, chất lượng tốt nhất, giá thành rẻ nhất”.
Ngân hàng cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo mới
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của giao dịch tài chính trực tuyến, các hình thức lừa đảo cũng ngày càng tinh vi, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dùng. Nhóm tội phạm không ngừng nghiên cứu và sáng tạo những chiêu thức mới, đánh cắp tài sản một cách tinh vi.
TP.HCM: Giá thuê đất tăng mạnh tới 53%
Hội đồng Nhân dân TP.HCM khóa X đã thông qua nghị quyết về mức tỷ lệ (%) tính đơn giá thuê đất, mức thu đối với đất xây dựng công trình ngầm và mức thu đối với đất có mặt nước làm căn cứ để tính tiền thuê đất trên địa bàn TP. HCM.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK đối với CTCP Tập đoàn TV đầu tư XD Kiên Giang
Ngày 09/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 522/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn tư vấn đầu tư xây dựng Kiên Giang (Địa chỉ: Số 34 đường Trần Phú, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang), cụ thể như sau:
Hướng đi mới cho tài chính cá nhân
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa tổ chức hội thảo khoa học “Hoạch định tài chính cá nhân hướng tới tài chính toàn diện tại Việt Nam”, nhằm tập trung trao đổi, thảo luận về các giải pháp để thúc đẩy hoạch định tài chính cá nhân, hướng tới tài chính toàn diện.
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội cho biết, theo số liệu tính đến hết 30/11/2024 (lấy ngày 5/12/2024), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH, BH y tế, bảo hiểm thất nghiệp, BH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động, với thời gian chậm đóng từ 6-24 tháng.
Quyết tâm sắp xếp tổ chức bộ máy ngành Bảo hiểm xã hội Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực - Hiệu quả
Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng tới mục tiêu Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả, theo nguyên tắc “một cơ quan, đơn vị thực hiện hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chính