0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 10/06/2024 06:53 (GMT+7)

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Trường học được đầu tư gần 20 tỷ bị bỏ hoang hơn 10 năm

Theo dõi KT&TD trên

Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh ở thị trấn Xuân An, Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) được đầu tư gần 20 tỷ đồng, nhưng đã bỏ hoang hơn 10 năm nay.

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Trường học được đầu tư gần 20 tỷ bị bỏ hoang hơn 10 năm
Năm 2013, trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh được sáp nhập vào trường Đại học Hà Tĩnh thành một cơ sở đào tạo ngành Nông nghiệp nhưng không thu hút được học viên nên dần bị bỏ hoang.

Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh được xây dựng nâng cấp từ năm 2000 trên khu đất rộng 4,6ha tại thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Ngôi trường được xây dựng với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng với các hạng mục chính gồm: Dãy nhà học 4 tầng; ký túc xá 3 tầng; dãy nhà xưởng, nhà thí nghiệm; thư viện. Trường hướng đến đào tạo các ngành nghề như: Trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi - thú y, quản lý đất đai, kế toán doanh nghiệp...

Suốt nhiều năm, cơ sở giáo dục này không thu hút được học viên, không đáp ứng được như kỳ vọng. Do đó, đến năm 2013, tỉnh Hà Tĩnh quyết định cho sáp nhập trường trung cấp này vào trường Đại học Hà Tĩnh, thành một cơ sở đào tạo ngành Nông nghiệp.

Tuy nhiên, trường Đại học Hà Tĩnh sau đó được chuyển xây dựng vị trí mới ở xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên), khoa Nông nghiệp của trường cũng được chuyển về đây nhưng cũng không thu hút được học viên. Cũng từ đó, cơ sở vật chất của trường bỏ hoang đến nay đã hơn 10 năm.

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Trường học được đầu tư gần 20 tỷ bị bỏ hoang hơn 10 năm
Trải qua nhiều năm chống chọi với thời tiết, các dãy nhà học 4 tầng, ký túc xá 3 tầng… phần mái của các dãy nhà đã mục nát, sập xuống hoàn toàn.

Trong khuôn viên trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh có một dãy nhà học 4 tầng; một ký túc xá 3 tầng; dãy nhà xưởng, nhà thí nghiệm 2 tầng nhưng không được sử dụng, bảo quản nên đã bị xuống cấp, mục nát.

Năm 2018, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt sắp xếp lại, xử lý nhà đất của trường Đại học Hà Tĩnh, trong đó có bán và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Năm 2020, một doanh nghiệp ở Hà Nội đề xuất UBND tỉnh thực hiện dự án Viện đào tạo, bảo trợ xã hội tổng hợp phi lợi nhuận ngay tại khu đất trên và đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Để phục vụ dự án, UBND huyện, UBND tỉnh Hà Tĩnh, các Sở, ngành phối hợp cập nhật quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 của huyện Nghi Xuân tại vị trí nêu trên, để thực hiện các dự án cơ sở dịch vụ xã hội. Tuy nhiên, từ đó đến nay, doanh nghiệp nêu trên cũng không có động tĩnh gì nên khu đất vẫn bỏ hoang.

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Trường học được đầu tư gần 20 tỷ bị bỏ hoang hơn 10 năm
Ngôi trường đã dừng hoạt động từ lâu, không được sử dụng, bảo quản nên đã bị xuống cấp, mục nát.

Theo người dân địa phương: “Ngôi trường đã dừng hoạt động từ lâu, cây cối mọc um tùm. Trước đây cũng có nhiều nhóm nghiện đến chích hút nhưng nay không còn tình trạng này nữa. Chúng tôi tận dụng những dãy nhà bỏ hoang để dự trữ rơm rạ và che mưa che nắng cho gia súc cũng không thấy ai nói gì”.

Đại diện UBND thị trấn Xuân An thông tin: “Có một số đơn vị đã trình UBND tỉnh về việc giao lại cơ sở vật chất, để tiếp tục hoạt động đào tạo dạy học, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn tất thủ tục hoặc chưa có phản hồi. Nhân dân địa phương cũng mong muốn ngôi trường được sử dụng hợp lý tránh lãng phí cơ sở vật chất, đất đai”.

Bạn đang đọc bài viết Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Trường học được đầu tư gần 20 tỷ bị bỏ hoang hơn 10 năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.
Sắp có thêm một dự án nhà ở thấp tầng tại quận Long Biên
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành quyết định về việc giao 10.081m2 đất tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên cho Công ty TNHH Việt Thành - Sài Đồng để thực hiện dự án Xây dựng nhà ở thấp tầng ô đất H1-NO1 và H1-NO2.

Tin mới