0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 15/04/2025 06:12 (GMT+7)

Nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sữa giả: Luật sư nói gì?

Theo dõi KT&TD trên

Theo luật sư Đặng Văn Cường, trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng sẽ làm rõ vai trò, trách nhiệm pháp lý với những người nổi tiếng quảng cáo, bán các sản phẩm sữa giả.

Những ngày qua, sự việc đường dây sản xuất 573 loại sữa giả nhắm đến người bệnh, phụ nữ mang thai và trẻ em bị triệt phá gây rúng động trong xã hội.

Theo đó, các thành phần được công bố, quảng cáo như chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó... hoàn toàn không có trong sản phẩm.

Được biết, các sản phẩm sữa nói trên do Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group sản xuất.

Nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sữa giả: Luật sư nói gì?- Ảnh 1.

Nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sữa giả: Luật sư nói gì?- Ảnh 2.
Diễn viên Doãn Quốc Đam, MC Hoàng Linh từng quảng cáo cho sữa Cilonmum.

Đáng chú ý, trong gần 600 loại sữa giả kể trên, Cilonmum là loại sữa từng được diễn viên Doãn Quốc Đam và MC Hoàng Linh từng trực tiếp quảng cáo.

Trao đổi với Báo Xây dựng về vấn đề này, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, đây là một trong những vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, có hàng nghìn người bị thiệt hại, gây bức xúc trong xã hội và đe dọa đến sức khỏe của người tiêu dùng.

"Đáng nói, để bán được số lượng hàng giả, hàng kém chất lượng khổng lồ như vậy, các đối tượng sử dụng rất nhiều chiêu trò quảng cáo thổi phồng công dụng, tác dụng biến sữa như thần dược, như một sản phẩm thần kỳ có thể làm cho trẻ em cao lớn nhanh chóng, khỏe mạnh, thông minh, người già khỏi bệnh... khiến nhiều người tin tưởng.

Ngoài ra còn có sự tiếp tay của rất nhiều người có sức ảnh hưởng trên không gian mạng", luật sư Cường đánh giá.

Nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sữa giả: Luật sư nói gì?- Ảnh 3.
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp.

Cũng theo luật sư Đặng Văn Cường, trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi quảng cáo sai sự thật, quảng cáo gian dối và xử lý đối với những người đã tiếp tay cho các hoạt động bán hàng giả này để xử lý theo quy định của pháp luật.

"Hành vi quảng cáo gian dối, vi phạm luật quảng cáo là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người thực hiện hành vi quảng cáo gian dối sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với những người nổi tiếng tham gia quảng cáo để bán các sản phẩm này, cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ hành vi vai trò và trách nhiệm pháp lý của họ đối với vụ án.

Trường hợp họ biết rõ đây là hàng giả, không đảm bảo chất lượng như đã công bố nhưng vẫn tiếp tay giúp sức cho hành vi bán hàng giả thì có thể bị xử lý hình sự về tội Lừa dối khách hàng theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự", luật sư Cường nói.

Đối với những đối tượng sản xuất hàng giả, ông Cường phân tích: Hành vi làm giả hàng hóa là thực phẩm rất đáng lên án, làm giả thực phẩm là sữa bột còn đáng lên án hơn. Điều này tác động tiêu cực đối với những người đặc biệt trong xã hội đó là người già, trẻ em và người bệnh.

"Những người trong đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả có thể đối diện với mức án cao nhất là tù chung thân", ông Cường nói.

Luật sư Đặng Văn Cường dẫn điều 193 Bộ luật Hình sự quy định, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 2-5 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Thu lợi bất chính 1,5 tỷ đồng trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên… thì bị phạt tù từ 15-20 năm hoặc tù chung thân.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1-18 tỷ đồng, bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định…

Ngoài ra, với tội vi phạm về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại điều 221 Bộ luật Hình sự, hình phạt cũng có thể tới 20 năm tù.

"Khách hàng từng mua các sản phẩm sữa giả được xác định là người bị hại. Họ có quyền trình báo sự việc với cơ quan điều tra và có quyền đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại để cơ quan tố tụng xem xét giải quyết trong quá trình giải quyết vụ án", vị luật sư nói thêm.

Bạn đang đọc bài viết Nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sữa giả: Luật sư nói gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khởi tố 18 bị can trong vụ án hình sự xảy ra tại Cục ATTP thuộc Bộ Y tế và các công ty liên quan
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Đưa hối lộ và Nhận hối lộ" xảy ra tại Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế và các công ty có liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên toàn quốc; khởi tố 18 bị can.
Đồng bộ dữ liệu và bảo mật hệ thống thanh toán
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang tích cực triển khai các chương trình chuyển đổi số và bảo đảm an ninh hệ thống thanh toán. Việc đồng bộ dữ liệu và bảo mật hệ thống được cho là sẽ tăng niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng.
Phú Thọ: Phát hiện và tiêu hủy 17,2 tấn lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi
Gần 200 con lợn không rõ nguồn gốc, trong đó phần lớn nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ phát hiện và buộc tiêu hủy. Vụ việc cho thấy nguy cơ lớn từ hoạt động vận chuyển động vật trái phép, tiềm ẩn rủi ro nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm và phòng chống dịch.

Tin mới

Khởi tố 18 bị can trong vụ án hình sự xảy ra tại Cục ATTP thuộc Bộ Y tế và các công ty liên quan
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Đưa hối lộ và Nhận hối lộ" xảy ra tại Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế và các công ty có liên quan trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên toàn quốc; khởi tố 18 bị can.
Tiêu dùng thông minh lên ngôi trong kỷ nguyên số
Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại ngày càng được định hình bởi công nghệ số, hành vi tiêu dùng của con người đã trải qua những thay đổi căn bản. Khái niệm "tiêu dùng thông minh" không còn là xu hướng mà đã trở thành lối sống tất yếu của đa số người tiêu dùng.
Đồng bộ dữ liệu và bảo mật hệ thống thanh toán
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang tích cực triển khai các chương trình chuyển đổi số và bảo đảm an ninh hệ thống thanh toán. Việc đồng bộ dữ liệu và bảo mật hệ thống được cho là sẽ tăng niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng.
Ngành bán lẻ đang định hình lại trải nghiệm người tiêu dùng
Trong bối cảnh kinh tế số phát triển mạnh mẽ, ngành bán lẻ toàn cầu đang trải qua một cuộc cách mạng sâu sắc. Những thay đổi này không chỉ dừng lại ở việc áp dụng công nghệ mới mà còn thể hiện ở cách thức hoàn toàn khác biệt trong việc tiếp cận và phục vụ khách hàng.
Phú Thọ: Phát hiện và tiêu hủy 17,2 tấn lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi
Gần 200 con lợn không rõ nguồn gốc, trong đó phần lớn nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi vừa bị lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ phát hiện và buộc tiêu hủy. Vụ việc cho thấy nguy cơ lớn từ hoạt động vận chuyển động vật trái phép, tiềm ẩn rủi ro nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm và phòng chống dịch.