0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 05/05/2025 16:36 (GMT+7)

Ngành sản xuất của Việt Nam suy giảm do thuế quan Mỹ

Theo dõi KT&TD trên

Ngành sản xuất của Việt Nam có dấu hiệu suy rõ dệt trong tháng 4, nguyên nhân chính do chịu tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ, theo báo cáo mới nhất của S&P Global.

Cụ thể, báo cáo của S&P Global cho biết, ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 4 có sự suy giảm rõ rệt do ảnh hưởng từ thông báo thuế quan của Mỹ. Sự sụt giảm được thể hiện rất rõ qua sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm và hoạt động mua hàng của các đối tác. Những ảnh hưởng từ chính sách thuế quan được dự báo sẽ tiếp tục tác động đến sản lượng sản xuất trong tương lai.

Kết quả trong tháng 4, chỉ số nhà Quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam đã giảm xuống 45,6 điểm so với 50,5 điểm ở kỳ trước – mức thấp nhất kể từ tháng 1/2023, sau khi tháng 3 từng cho thấy dấu hiệu phục hồi. Sự sụt giảm này, theo S&P Global đã phản ánh rõ tình trạng nhu cầu yếu khiến các công ty buộc phải giảm giá bán, trong khi chi phí đầu vào chỉ tăng nhẹ.

Ngành sản xuất của Việt Nam suy giảm do thuế quan Mỹ - Ảnh 1
Nguồn: S&P Global.

Khảo sát của S&P Global cho thấy, số lượng đơn đặt hàng mới của Việt Nam phản ánh tác động của việc áp dụng thuế quan của Mỹ và sự biến động của tình hình thị trường quốc tế. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới thậm chí còn giảm nhanh hơn tổng số lượng đơn đặt hàng mới trước những tuyên bố về thuế quan. Lần giảm thứ sáu liên tiếp của số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài là đáng kể nhất kể từ tháng 6/2023.

Kết quả là, sản lượng giảm đáng kể vào tháng 4, đánh dấu sự đảo ngược so với mức tăng của tháng trước. Tốc độ thu hẹp sản lượng là nhanh nhất kể từ tháng 1 năm 2023.

Điều kiện kinh doanh được báo cáo suy yếu khi các doanh nghiệp cắt giảm sản xuất, dẫn đến việc làm giảm lần thứ bảy liên tiếp – tốc độ sụt giảm việc làm được ghi nhận cao nhất trong ba năm rưỡi. Bên cạnh đó, hoạt động mua hàng và tồn kho đầu vào cũng giảm mạnh, với thời gian giao hàng của nhà cung cấp kéo dài ở mức thấp nhất trong tám tháng, mặc dù giá một số nguyên vật liệu có xu hướng tăng nhẹ.

Ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, khẳng định rằng thông tin về thuế đối ứng của Mỹ đã đẩy ngành sản xuất Việt Nam vào trạng thái “suy giảm nghiêm trọng”, khiến niềm tin kinh doanh giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều biến động khó lường, các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu các chính sách thuế đối ứng bổ sung tiếp tục được áp dụng, ngành sản xuất sẽ phải đối mặt với gián đoạn sản xuất trong thời gian tới, kéo theo hiệu ứng tiêu cực lan tỏa trên toàn chuỗi cung ứng.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Ngành sản xuất của Việt Nam suy giảm do thuế quan Mỹ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Những sai lầm cần tránh khi mới bước chân vào kinh doanh trà sữa
Kinh doanh trà sữa từng được xem là “mảnh đất vàng” cho những ai khởi nghiệp với vốn đầu tư vừa phải, lợi nhuận cao và tốc độ thu hồi vốn nhanh. Nhưng thực tế phũ phàng là không ít cửa hàng phải đóng cửa chỉ sau vài tháng hoạt động, để lại những bài học đắt giá cho người đi sau.

Tin mới

Bắc Giang: Phát hiện cơ sở sản xuất thực phẩm có dấu hiệu giả mạo xuất xứ
Ngày 29/4/2025, Đội Quản lý thị trường số 3 - Chi cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Bắc Giang tiến hành kiểm tra đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Ngọc Thành, tổ dân phố Đông Lý, phường Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Những nội dung mang tính đột phá trong Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân
Thay đổi trong quan điểm và nhận thức về vai trò, vị trí của khu vực kinh tế tư nhân; coi doanh nghiệp là đối tác và chuyển từ cơ chế "tiền kiểm" sang "hậu kiểm"; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể tiếp cận được với đất đai, vốn,...