0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 28/04/2023 10:11 (GMT+7)

Nâng tầm rau quả Việt Nam, xóa “giải cứu”

Theo dõi KT&TD trên

Mặt hàng rau quả của Việt Nam lâu nay được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc nên chính sách “Zero COVID” đã khiến xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt 1,7 tỉ USD, giảm tới 17,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Lê Minh Hoan chủ trì hội thảo
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Lê Minh Hoan chủ trì hội thảo "Nâng tầm nông - thủy sản Việt"

Theo đó, khi tình hình dịch bệnh bớt căng thẳng, ngành rau quả cũng chứng minh sức sống bền bỉ đã tăng trưởng mạnh mẽ tại nhiều thị trường khác như: Mỹ Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hà Lan, Australia... Nhờ vậy, đến hết năm 2022, kim ngạch xuất khẩu rau quả vẫn đạt 3,365 tỉ USD, chỉ giảm 5,1% so với năm 2021.

Tuy nhiên, trong năm 2022 cũng có một nghịch lý đáng xem xét. Đó là xuất khẩu giảm ở mức 5,1% và nhập khẩu tăng cao với mức 35%. Điều này cho thấy Việt Nam đang ngày càng mở cửa thị trường rộng hơn, người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng những loại trái cây chất lượng hơn, đòi hỏi khắt khe hơn, đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh quyết liệt hơn.

Năm 2023 là năm đầy tiềm năng cho rau quả Việt Nam với đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả Việt Nam trong quý I năm nay ước đạt 935 triệu USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh lạm phát toàn cầu cao khiến nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm. Bên cạnh đó, những nỗ lực đàm phán để mở rộng cánh cửa thị trường cho trái cây Việt Nam trong năm 2022, chẳng hạn Trung Quốc đã mở cửa chính ngạch cho khoai lang Việt Nam, trái bưởi Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản mở cửa cho quả nhãn hay quả chanh xanh được xuất khẩu sang New Zealand.... là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam trong những năm tới.

Dự báo trong 3 tháng tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ tăng 10% hoặc cao hơn. Như vậy, nửa đầu năm, ngành có thể chạm ngưỡng 2 tỉ USD và mục tiêu cho năm 2023 là 4 tỉ USD.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tại hội thảo "Nâng tầm nông - thủy sản Việt" Báo Người Lao động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND thành phố Cần Thơ tổ chức, ông Nguyễn Đình Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) đã nêu ra những khiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành rau quả.

Cụ thể, Mở rộng thị trường: Đẩy nhanh tiến độ đàm phán với các đối tác nước ngoài để tăng số lượng các mặt hàng nông lâm thủy sản được chấp nhận vào thị trường, xuất khẩu chính ngạch.

Tăng liên kết (vượt qua lời nguyền manh mún, nhỏ lẻ hay tư duy giải cứu): Liên kết giữa người nông dân với người nông dân: Nếu mỗi người làm nhỏ lẻ thì sẽ cạnh tranh với nhau, người này giảm được thì người kia cũng giảm nên thành ra bị thiệt => Phải liên kết với nhau để tạo thành tập thể vững mạnh và có thương hiệu.

Liên kết giữa toàn chuỗi giá trị sản phẩm: Giữa người nông dân sản xuất - nhà thương mại mở rộng thị trường - nhà nước điều tiết chính sách. Mục đích để đồng bộ với nhu cầu về của người tiêu dùng về sản lượng, chủng loại và nhất là yêu cầu về chất lượng, mẫu mã để giảm thiếu các hiện tượng được mùa mất giá hay giải cứu.

Liên kết giữa tri thức và thực tiễn: Phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong các khâu của chuỗi sản xuất, đảm bảo đồng bộ từ cơ sở hạ tầng đến đào tạo tập huấn, nâng cao hiệu quả và giá trị của các sản phẩm nông nghiệp. Ví dụ: Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản vùng đồng bằng sông Cửu Long tại TP Cần Thơ; Trung tâm liên kết về thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo vùng sinh thái nước ngọt tại An Giang, Đồng Tháp; Trung tâm liên kết về trái cây, rau màu ở Tiền Giang, Bến Tre.

Tăng cường chất lượng và giá trị của sản phẩm: Trong bối cảnh hiện nay, các đơn vị sản xuất và doanh nghiệp cần kiên trì để duy trì thị trường và luôn luôn phải đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, vì đây là yếu tố sống còn để chúng ta giữ được thị trường. Đồng thời, nâng cao kỹ thuật sản xuất để sản phẩm có được ưu thế về mùa vụ, mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm.

Kết hợp các sản phẩm nông nghiệp với giá trị gia tăng đi kèm như: du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, trải nghiệm nông nghiệp...

Gia tăng sản phẩm thông qua công nghệ chế biến: Ngoài các sản phẩm tươi, thô được đánh giá ngon, chất lượng cao thì phát triển chế biến sâu dạng khô, bột, nước cô đặc, đồ uống đóng lon, mỹ phẩm, tinh dầu...

Việc xuất khẩu phải gắn với vùng trồng, gắn với cơ sở đóng gói. Mỗi vùng trồng đều gắn với sản lượng và diện tích, nếu làm không đúng hoặc mượn danh mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến xuất khẩu nếu có vấn đề xảy ra.

Nông nghiệp xanh và phối hợp với các yếu tố công nghệ vào quản lý cũng như thương mại: Sản xuất nông nghiệp dựa trên nguyên tắc sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên để tận dụng các gói tài trợ xanh và bắt kịp xu thế tiêu dùng mới đang ngày càng thay đổi nhanh chóng. (Việt Nam chủ trì Hội nghị Toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lượng thực, thực phẩm bền vững, mạng lưới một hành tinh từ ngày 24 đến 27/4/2023).

Sử dụng công nghệ để tối ưu các chi phí để tăng năng suất và giảm thiểu giá thành.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Nâng tầm rau quả Việt Nam, xóa “giải cứu”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng
Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm.
Săn sale mùa nóng: Mẹo vặt giúp bạn tiết kiệm chưa từng có
Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng cao, và cũng là lúc các thương hiệu tung ra những đợt giảm giá hấp dẫn để kích cầu mua sắm mùa hè. Đây chính là thời điểm vàng để những "thợ săn sale" chuyên nghiệp trổ tài của mình. Nhưng làm sao để săn được những món hời thực sự trong rừng khuyến mãi đầy mê hoặc?
Mua sắm online: Làn sóng mới thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam
Trong những năm gần đây, mua sắm online đã không còn là khái niệm xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Từ các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng cho đến những sản phẩm công nghệ cao, mọi thứ đều có thể được đặt mua chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại thông minh.
Trà đặc sản, cảm xúc riêng: Khi Phê La lắng nghe từng “Đồng Chill”
Phê La không chỉ là một thương hiệu trà, mà là hành trình khám phá và nâng tầm nông sản Việt. Với sự kết hợp giữa trà đặc sản và trải nghiệm cá nhân hóa, Phê La mang đến những tách trà đậm chất bản địa, lắng nghe từng cảm xúc, tạo nên một không gian thưởng thức đầy khác biệt.

Tin mới

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.