0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 17/05/2025 10:52 (GMT+7)

KienlongBank lọt top 10 ngân hàng có chỉ số EPS cao nhất 4 quý

Theo dõi KT&TD trên

Trong quý I/2025, KienlongBank bứt phá với lợi nhuận trước thuế đạt 356 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ từ tín dụng, dịch vụ ngân hàng số và chiến lược phân lớp khách hàng tinh tế.

Tổng tài sản chạm mốc 97.164 tỷ đồng, với hơn 95% giao dịch qua kênh số, đưa ngân hàng vào top 10 ngân hàng có chỉ số EPS cao nhất 4 quý gần nhất. Không chỉ dẫn đầu về kinh doanh, KienlongBank còn tiên phong xây dựng khung nhân sự 5.0, tích hợp GenAI, tối ưu hóa quy trình và tạo môi trường làm việc lý tưởng.

KienlongBank lọt top 10 ngân hàng có chỉ số EPS cao nhất 4 quý gần nhất - Ảnh 1

Dấu ấn số với kết quả kinh doanh tích cực

Quý I/2025, KienlongBank ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế đạt 356 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2024, mang về 285 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất. Sự tăng trưởng lợi nhuận trong quý phần lớn đến từ mảng kinh doanh chủ lực từ hoạt động tín dụng, dịch vụ ngân hàng số với 160 tỷ đồng. Ngoài ra, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và hoạt động kinh doanh khác mang về lần lượt 21 tỷ đồng và 103 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng lần lượt 91% và 26%.

Tính đến 31/3/2025, với hơn 95% số lượng giao dịch khách hàng được thực hiện qua kênh số, các hoạt động kinh doanh tích cực đã góp phần nâng tổng tài sản của KienlongBank đạt 97.164 tỷ đồng, tăng 4.988 tỷ đồng so với cuối năm 2024. Tiền gửi khách hàng đạt 70.989 tỷ đồng, tăng 7.468 tỷ đồng; cho vay khách hàng đạt 66.941 tỷ đồng, tăng 6.490 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng gần 11% so với cuối năm 2024, cao gần gấp 3 so với mức tăng trưởng chung của toàn hệ thống (3,93%).

Sự tăng trưởng tín dụng của KienlongBank phản ánh thành công của chiến lược phân lớp với 03 tệp khách hàng mục tiêu bao gồm: tệp khách hàng tại khu vực nông thôn; tệp khách hàng tại khu vực thành thị và tệp khách hàng tài chính số nhằm định hướng sản phẩm, chính sách tín dụng phù hợp theo đặc điểm của từng tệp khách hàng này.

Từ chiến lược đó, KienlongBank kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trưởng tín dụng, hoàn thành các mục tiêu được đề ra cho năm 2025. Với sự nỗ lực của toàn hệ thống đã giúp KienlongBank vươn lên lọt top 10 ngân hàng có chỉ số EPS cao nhất trong 4 quý gần đây.

Bên cạnh đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của KienlongBank tính đến cuối quý 1/2025 đạt 73%, thuộc nhóm cao trong ngành. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ ở mức dưới 3%, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của toàn ngành, phản ánh chất lượng tài sản vượt trội và chiến lược tín dụng thận trọng và luôn luôn tuân thủ theo yêu cầu của NHNN.

Xây dựng khung nhân sự 5.0 cho giai đoạn chuyển mình mới 2025-2030

Với mục tiêu tự động hóa 80% quy trình hoạt động chính, tối ưu 30% hiệu suất hoạt động, nhân sự và công nghệ đã và đang trở thành động lực chính, được kỳ vọng sẽ giúp KienlongBank bứt phá mạnh mẽ, đón đầu và đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của kỷ nguyên tài chính số. Theo đó, Ngân hàng đã tập trung vào việc tinh gọn cơ cấu và bộ máy hoạt động; hợp nhất, sắp xếp các phòng/ban/khối theo hướng gọn, hiệu quả; giảm thiểu tối đa các vai trò trung gian nhằm tiết giảm thời gian, tối ưu quy trình đồng thời nâng cao hiệu quả vận hành, gia tăng hơn nữa trải nghiệm cho khách hàng.

Quyết liệt và kiên định với mục tiêu đó, trong quý, KienlongBank cũng đã chú trọng với các hoạt động đầu tư vào công nghệ và nhân sự. Ngân hàng đã bắt tay vào tích hợp GenAI vào các sản phẩm, nghiệp vụ & quản trị cũng như đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao nhận thức của CBNV theo khung chuẩn năng lực nhân sự 5.0 mới, đổi mới tư duy ở mỗi cán bộ nhân viên nhằm thích nghi với sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Đồng thời với đó, Ngân hàng cũng chủ động bồi dưỡng và tự lực nguồn nhân sự chất lượng cao, xây dựng đội ngũ kế cận, tạo cơ hội để thế hệ nhân sự trẻ kiến tạo và đóng góp vào sự phát triển của Ngân hàng.

KienlongBank cũng đã ban hành nhiều chính sách gia tăng phúc lợi và thu nhập cho cán bộ nhân viên, tạo môi trường làm việc lý tưởng để nhân sự có các cơ hội thăng tiến trong công việc. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng nỗ lực trong việc hoàn thiện chuỗi giá trị; mở rộng mạng lưới đối tác; tối ưu hoá quản trị thông qua việc đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số nội bộ... Dựa trên những chính sách nhân sự vượt trội, chế độ đãi ngộ hấp dẫn và môi trường làm việc năng động, trẻ trung, KienlongBank đã được World Economic Magazine vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024”.

Với những thành tựu ấn tượng trong quý I/2025, từ lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc, chất lượng tài sản vượt trội đến chiến lược chuyển đổi số và nhân sự 5.0 đột phá, KienlongBank không chỉ khẳng định vị thế trong top 10 ngân hàng có EPS cao nhất mà còn đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Đây vừa là dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng (1995 - 2025), vừa là bước chuyển giao giữa giai đoạn chuyển mình sang ngân hàng số (2021-2025) và hướng đến định vị về một ngân hàng AI, làm chủ các công nghệ tiên tiến (2025-2030).

Hành trình tiên phong ứng dụng công nghệ, tối ưu hóa quy trình và đầu tư vào con người hứa hẹn sẽ giúp KienlongBank tiếp tục bứt phá, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và cổ đông, đồng thời dẫn đầu xu hướng tài chính số trong tương lai. Với một định hướng đúng đắn, kế hoạch hành động chi tiết, sự quyết liệt của cả một hệ thống, KienlongBank chắc chắn sẽ có nhiều sự đổi thay trong việc tái định hình mạng lưới kinh doanh, thân thuộc, thuận tiện và hiệu quả hơn.

PV

Bạn đang đọc bài viết KienlongBank lọt top 10 ngân hàng có chỉ số EPS cao nhất 4 quý. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Khi tư nhân dấn thân vào giấc mơ hạ tầng quốc gia
Chúng ta đã quen với việc tư nhân làm khu công nghiệp, làm khu đô thị, làm ô tô, xe điện… Nhưng khi một doanh nghiệp đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam, một dự án mang tầm vóc chiến lược quốc gia – thì phản ứng đầu tiên thường là ngờ vực...
Doanh nghiệp tư nhân: Trụ cột mới của nền kinh tế Việt Nam
Trong bức tranh kinh tế Việt Nam đang không ngừng chuyển mình và phát triển, khu vực doanh nghiệp tư nhân (DNTN) ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu, vươn lên trở thành một trụ cột vững chắc, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và thịnh vượng chung của đất nước.

Tin mới

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.