0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 24/06/2024 14:19 (GMT+7)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành thương mại điện tử xuyên biên giới

Theo dõi KT&TD trên

Thời gian qua, với sự kết nối hiệu quả từ Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT và KTS), Bộ Công Thương và Amazon Global Selling, các doanh nghiệp Việt Nam đã tự tin vươn ra biển lớn, chinh phục thị trường toàn cầu nhờ TMĐT xuyên biên giới.

Gần hai nghìn doanh nghiệp được đào tạo về thương mại điện tử xuyên biên giới

Ngày 8 tháng 6 năm 2022, Cục TMĐT và KTS cùng Amazon Global Selling (AGS) Việt Nam ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc triển khai sáng kiến “Thương mại điện tử Xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá”.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành thương mại điện tử xuyên biên giới (Phần 1)

Với sự kết nối hiệu quả từ Cục TMĐT và KTS và AGS Việt Nam, các doanh nghiệp đã tự tin chinh phục thị trường toàn cầu nhờ TMĐT xuyên biên giới

Chương trình “Thương mại điện tử Xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” đặt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực về thương mại điện tử xuyên biên giới cho khoảng 10.000 doanh nghiệp trong 5 năm (từ năm 2022 đến 2026), từ đó nâng cao năng lực và mở ra cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp thông qua TMĐT xuyên biên giới.

Tính từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023, Chương trình “Thương mại điện tử xuyên biên giới – Kỷ nguyên bứt phá” đã đạt được một số kết quả khả quan. Theo đó, năm 2022, tổ chức được 9 khóa học tại 6 tỉnh thành, gồm: Hà Nội (3 khóa), thành phố Hồ Chí Minh (2 khóa), Đà Nẵng, Ninh Bình, Hải Phòng và Đồng Nai, với 1200 doanh nghiệp tham gia. Năm 2023, tổ chức được 5 khóa học tại 4 tỉnh thành, gồm: thành phố Hồ Chí Minh (08 tháng 03); Đà Nẵng (30 tháng 6); Hà Nội (10 tháng 8), Bến Tre (24 tháng 8) và thành phố Hồ Chí Minh (21 tháng 12) với sự tham gia của 628 doanh nghiệp.

Theo ghi nhận, doanh nghiệp tham gia các khóa đào tạo năm 2023 đã có hiểu biết, sự sẵn sàng cao hơn và được trang bị các kiến thức nền tảng về thương mại điện tử xuyên biên giới và mô hình bán hàng toàn cầu của Amazon, phù hợp hơn với các tiêu chí của thương mại điện tử xuyên biên giới với Amazon. Chương trình nhận được sự chú ý của truyền thông, báo chí trong nước, ghi nhận nỗ lực của iDEA và AGS Việt Nam trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho ngành thương mại điện tử xuyên biên giới.

Triển khai Biên bản ghi nhớ (MOU) với AGS, Cục TMĐT và Kinh tế số giao Trung tâm Phát triển thương mại điện tử là đơn vị trực tiếp thực hiện, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình vươn tới thị trường toàn cầu thông qua TMĐT xuyên biên giới.

Trao đổi trong Phiên thảo luận tại Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2024, ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Trung tâm Phát triển TMĐT (EcomViet) cho biết, trong hai năm triển khai giai đoạn 1 của MOU, với sự chỉ đạo của Lãnh đạo Cục TMĐT và KTS, EcomViet đã tổ chức thành công 13 khoá đào tạo trực tiếp, 02 khoá đào tạo trực tuyến cho hàng nghìn doanh nghiệp, nhà bán hàng trên cả nước. Thông qua những hoạt động đào tạo, kết nối, hàng trăm doanh nghiệp đã và đang chuyển mình, ứng dụng những kiến thức, kỹ năng có được để từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu xuyên biên giới thông qua TMĐT.

34% doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí để được tiếp tục đồng hành

Theo thống kê của Amazon, 34% trong số gần hai nghìn doanh nghiệp đã được đào tạo về TMĐT xuyên biên giới đáp ứng các tiêu chí để tiếp tục được tư vấn và đồng hành. Trong số đó có 30% các doanh nghiệp đang trong quá trình chuẩn bị và tính đến tháng 4/2024 có 5 doanh nghiệp đã tham gia TMĐT xuyên biên giới với Amazon, trong đó có 2 doanh nghiệp ngành hàng trà, 02 ngành hàng quà tặng và 1 ngành hàng gia dụng.

Tuy nhiên, Amazon cũng chỉ ra thách thức trong việc thu hút các doanh nghiệp tiềm năng tới các hội thảo đào tạo đang hạn chế do nguồn doanh nghiệp tiềm năng thu hẹp dần. Bên cạnh đó, số lượng và chất lượng doanh nghiệp tham gia hội thảo chưa có độ sẵn sàng cao, khiến hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp tham gia TMĐT xuyên biên giới còn hạn chế. Khó khăn của doanh nghiệp nằm ở nguồn lực nội tại, nhân sự, kỹ năng xuất khẩu và kỹ năng TMĐT, cần nhiều thời gian để chỉnh sửa sản phẩm cho phù hợp với thị trường thế giới, v.v...

Trong thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo và hỗ trợ thành công các doanh nghiệp tham gia TMĐT xuyên biên giới với Amazon, Cục TMĐT và KTS và AGS xây dựng Chương trình hợp tác giai đoạn 2 từ 2024 – 2026, trong đó tăng cường sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề, lựa chọn các doanh nghiệp trong top ngành hàng tiềm năng, hỗ trợ chuyên sâu giúp các doanh nghiệp này thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến, đưa hàng Việt tới thị trường toàn cầu thông qua Amazon.

Cùng với đó, tiếp tục duy trì các hoạt động đào tạo của Sáng kiến “Thương mại điện tử Xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” với nội dung được cải tiến, phù hợp với đối tượng doanh nghiệp; Tổ chức các khóa Đào tạo trực tuyến, tư vấn chuyên sâu cho các doanh nghiệp đã tham gia các chương trình đào tạo cơ bản, giúp tăng tính sẵn sàng của doanh nghiệp tham gia TMĐT xuyên biên giới...

Bạn đang đọc bài viết Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành thương mại điện tử xuyên biên giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.